Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 13: Môi trường đới ôn hòa. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
BÀI 13: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Trình bày được vị trí, đặc điểm khí hậu của đới ôn hòa. - So sánh được sự khác biệt giữa khí hậu ôn đới hải dương, khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải qua tranh ảnh, biểu đồ khí hậu. - Giải thích được (ở mức độ đơn giản) về đặc điểm tự nhiên cơ bản và sự phân hóa của môi trường ở đới ôn hòa. 2. Kĩ năng - Đọc lược đồ/ biểu đồ/bảng số liệu - Làm việc nhóm 3. Thái độ - Tích cực, chủ động, hứng thú trong các hoạt động học tập. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung : phản biện, hợp tác - Năng lực riêng : phân tích hình ảnh/lược đồ/biểu đồ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Phiếu học tập - Bài trình chiếu, tổng kết - Cập nhật thông tin, hình ảnh lược đồ, biểu đồ. 2. Chuẩn bị của học sinh - Xem trước bài mới. - Nghiên cứu các lược đồ, hình ảnh - Giấy note, giấy A4. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Bước 1: Giáo viên cung cấp một số hình ảnh về tự nhiên và yêu cầu học sinh nhận biết hình ảnh nào đặc trưng cho đới ôn hòa. Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời Bước 3: HS báo cáo kết quả ( HS trả lời, các HS khác nhận xét). Bước 4: GV dẫn dắt vào bài. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU KHÍ HẬU (15 phút) * Mục tiêu - Trình bày đặc điểm khí hậu của đới ôn hòa - Liệt kê được các yếu tố gây biến động thời tiết đới ôn hòa. - Lí giải nguyên nhân dẫn đến sự bất thường của thời tiết * Phương pháp dạy học: - Cá nhân/cặp đôi * Phương tiện: lược đồ, tranh ảnh * Tiến trình hoạt động Hoạt động của thầy và trò Nội dung Ghi bảng - Dựa vào thông tin SGK/42, hình 13.1/Trang 43 em hãy ghi vị trí đới ôn hòa vào phiếu học tập bằng các cách khác nhau HĐ1: Khí hậu Bước 1: chia nhóm phân công nhiệm vụ để trả lời câu hỏi. - Nêu rõ vị trí và đặc điểm khí hậu của đới ôn hòa? - Phân tích bảng số liệu SGK, tr 42 để thấy tính chất trung gian của khí hậu đới ôn hòa. - Quan sát (H 13.1) SGK tr 43, phân tích những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết đới ôn hòa? - Liên hệ để thấy được sự thất thường của thời tiết ảnh hưởng sản xuất n/nghiệp đời sống người dân? Bước 2: Bốn nhóm cùng thảo luận bổ sung và hoàn thiện câu hỏi 1,2 Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung. - HS căn cứ vào bảng số liệu trang 42 SGK.Tìm trên lược đồ hình 13.1 và bản đồ thế giới các địa điểm . Ac-khan-gen, Côn, TP HCM . HS phân tích bảng số liệu để thấy tính chất trung gian của khí hậu ôn hoà . So sánh 3 nơi về vị trí, nhiệt độ, lượng mưa => ở đới ôn hoà Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức, nhận xét. 1. Khí hậu - Vị trí nằm ở giữa đới nóng và đới lạnh , từ 2 chí tuyến đến 2 đường vòng cực. Tập trung chủ yếu ở bán cấu Bắc - Khí hậu đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh . - Do vị trí trung gian nên thời tiết đới ôn hoà thay đổi thất thường - 4 yếu tố thời tiết (Gió Tây ôn đới, đợt khí lạnh , đợt khí nóng, Gió Tây ôn đới) - Do khí hậu phức tạp và đa dạng => môi trường có sự phân hoá . - Khí hậu ôn hoà thời tiết có 4 mùa : Xuân , Hạ , Thu , Đông HOẠT ĐỘNG 2: SỰ PHÂN HÓA MÔI TRƯỜNG (12 phút) * Mục tiêu - Xác định vị trí của các kiểu môi trường ở đới ôn hòa. - Nhận biết và giải thích được sự khác biệt giữa khí hậu ôn đới hải dương, khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải qua tranh ảnh, biểu đồ khí hậu. * Phương pháp dạy học: - Thảo luận, làm việc theo cặp - Sử dụng các phương tiện trực quan * Phương tiện: lược đồ, tranh ảnh * Tiến trình hoạt động Hoạt động của thầy và trò Nội dung *HĐ(cặp đôi) GV: Treo bản đồ lên. HS? Quan sát H13.1 đọc tên và xác định vị trí các kiểu môi trường (từ tây sang đông lục địa Á-Âu, Bắc Mĩ và từ bắc xuống nam có 4 môi trường) HS? Nêu vai trò của dòng biển nóng và gió tây ôn đới đối với khí hậu đới ôn hòa? HS (Dòng biển nóng: nhiệt độ cao, mưa nhiều; dòng biển lạnh: nhiệt độ thấp ít mưa) VD? Cho thấy mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật? (HSVí dụ) Môi trường ôn đới hải dương mưa nhiều hình thành rừng lá rộng, môi trường ôn đới lục địa ít mưa hình thành rừng lá kim và các môi trường khác…) GV Kết luận: Sự phân hóa của môi trường đới ôn hòa(theo thời gian) thể hiện 4 mùa rõ rệt trong năm. - Sự phân hóa theo không gian thể hiện sự thay đổi của cảnh quan thảm thực vật, khí hậu….từ tây sang đông, từ bắc xuống nam.(từ rừng lá rộng sang rừng hổn giao đến rừng lá kim, từ rừng lá kim sang rừng hổn giao, thảo nguyên, đến rừng cây bụi gai).Từ khí hậu ôn dới hải dương sang ôn đới lục địa hay khí hậu địa trung hải. 2. Sự phân hóa của môi trường. Thiên nhiên đới ôn hoà thay đổi theo thời gian một năm có 4 mùa : xuân, hạ, thu, đông. - Môi trường đới ôn hoà thay đổi theo không gian : Từ bắc xuống nam, từ tây sang đông . - Sự biến đổi của thiên nhiên theo không gian : từ rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao, cây bụi 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Bước 1: GV yêu cầu đọc biểu đồ khí hậu 48oB, 56oB, 41oB (SGK-tr 44) và điền vào mẫu bảng sau Biểu đồ khí hậu Nhiệt độ (oC) Lượng mưa (mm) Tháng 1 Tháng 7 Tháng 1 Tháng 7 Biểu đồ 48oB ôn đới hải Dương 6 16 133 62 Biểu đồ 56oB ôn đới lục địa -10 19 31 74 Biểu đồ 41oB khí hậu địa trung hải 10 28 69 9 - Quan sát H.13.2,13.3,13.4 và biểu đồ bên cạnh. Giải thích tại sao môi trường ôn đới hải dương hình thành rừng lá rộng ? - Bước 2: HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức. 3.4 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống lại kiến thức đã học của bài 13. 3.5. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG -Quan sát 5 ảnh (SGK) nêu các hình thức sản xuất n/ng và đặc điểm của nó. -Quan sát các ảnh (SGK) nêu những biện pháp áp dụng KHKT trong sản xuất n/ng đới ôn hòa. - Tìm hiểu vùng phân bố các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.