Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 9: Nhật Bản. Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 11. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
BÀI 9: NHẬT BẢN TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Biết vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản. - Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế. - Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển kinh tế. - Trình bày và giải thích được tình hình kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. 2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và trình bày một số đặc điểm tự nhiên. - Nhận xét các số liệu, tư liệu. 3. Thái độ: Có ý thức học tập người Nhật trong lao động, học tập, thích ứng với tự nhiên, sáng tạo để phát triển phù hợp với hoàn cảnh. 4. Định hướng hình thành năng lực - Năng lực chung: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, quản lí. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng sơ đồ, tranh ảnh. III. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Bản đồ địa lí tự nhiên Châu Á, bản đồ tự nhiên Nhật Bản. - Phiếu học tập: Nhân tố tự nhiên Đặc điểm Tác động đến sự phát triển kinh tế. Địa hình Sông ngòi Khí hậu Bờ biển Khoáng sản 2. Chuẩn bị của HS: - Đọc trước bài học. - Xem trước các bảng số liệu 9.1, 9.2, 9.3 ở SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở thực hành của một số HS. 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: Giao nhiệm vụ: giáo viên cho HS quan sát hình ảnh của Nhật Bản khi chịu 2 quả bom nguyên tử và hình ảnh Nhật Bản hiện nay. Hãy cho biết 2 hình ảnh trên của đất nước nào và giải thích sự đối lập đó. Từ đó hãy nêu một số đặc điểm của quốc gia đang được nhắc đến. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. Bước 3. HS liên kết sau đó GV gọi một số HS trả lời. Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu Đặc điểm vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản. 1. Mục tiêu: - Biết vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản. - Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế. - Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và trình bày một số đặc điểm tự nhiên. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp, thảo luận, báo cáo. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/Cá nhân/nhóm 4. Phương tiện dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên Châu Á, bản đồ tự nhiên Nhật Bản. - Phiếu học tập: 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1 - GV giới thiệu những số liệu khái quát về đất nước Nhật Bản. - GV treo bản đồ tự nhiên Châu Á, sau đó hướng dẫn cho HS quan sát bản đồ tự nhiên Châu Á, bản đồ tự nhiên Nhật Bản, kết hợp lược đồ tự nhiên SGK để nhận xét: - Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí và lãnh thổ Nhật Bản? - Vị trí đó có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế Nhật? - HS quan sát bản đồ tự nhiên Châu Á, bản đồ tự nhiên Nhật Bản, kết hợp lược đồ tự nhiên SGK để nhận xét. - GV chuẩn kiến thức - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ tự nhiên Nhật Bản và nội dung SGK để trả lời các câu hỏi sau: - Đặc điểm chủ yếu của địa hình, sông ngòi, bờ biển và các dòng biển, khí hậu, khoáng sản? Phân tích những tác động của chúng đối với sự phát triển kinh tế? - Thiên nhiên của Nhật có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế? - HS dựa vào bản đồ tự nhiên Nhật Bản và nội dung SGK để trả lời các câu hỏi. Bước 2: - Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 5 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1: Địa hình. + Nhóm 2: Khoáng sản. + Nhóm 3: Khí hậu. + Nhóm 4: Bờ biển. + Nhóm 5: Sông ngòi. - Các nhóm đại diện trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động. - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. - GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và bổ sung. Thiên nhiên Nhật đa dạng nhưng đầy thử thách tài nguyên nghèo nàn, thiên tai thường xuyên xẩy ra: Động đất, núi lửa, bảo sóng thần => gây ra khó khăn không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế của Nhật. Mỗi năm có khoảng trên 1000 trận động đất lớn nhỏ. * Diện tích: 378 nghìn km2 * Dân số: 127,7 triệu người (2005) * Thủ đô: Tô-ki-ô I. Đặc điểm vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản. 1. Vị trí địa lí - Là một quần đảo nằm ở Đông Bắc châu Á. - Gồm có 4 đảo lớn: Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và trên 1000 đảo nhỏ. => Dễ dàng mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực bằng đường biển, phát triển kinh tế biển. 2. Điều kiện tự nhiên *Địa hình: + Chủ yếu là đồi núi (chiếm 80% S lãnh thổ), có nhiều núi lửa. + Đồng bằng nhỏ hẹp nằm ven biển đất đai màu mỡ => phát triển nông nghiệp. *Sông ngòi: Ngắn, nhỏ và dốc =>Tiềm năng thủy điện lớn. * Bờ biển: Khúc khuỷu nhiều vũng vịnh => Xây dựng hải cảng. *Khí hậu: + Nằm trong khu vực gió mùa, mưa nhiều. + Khí hậu thay đổi từ Bắc xuống Nam: Ôn đới, cận nhiệt đới. *Khoáng sản: Nghèo khoáng sản, ngoài than và đồng các khoáng sản khác không đáng kể. *Khó khăn: Thiên tai (động đất, núi lửa, bảo…); Thiếu tài nguyên khoáng sản. Hoạt động 2: Tìm hiểu dân cư của Nhật Bản 1. Mục tiêu: - Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển kinh tế. - Nhận xét các số liệu, tư liệu. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/Cá nhân. 4. Phương tiện dạy học: Tranh ảnh, bảng số liệu 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - GV hướng dẫn HS phân tích bảng số liệu 9.1 rút ra nhận xét về quy mô, cơ cấu dân số Nhật Bản? Dân cư Nhật Bản có đặc điểm gì? Những đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế? - HS phân tích bảng số liệu 9.1 rút ra nhận xét. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức và GV kể câu chuyện về tính cần cù, ham học hỏi, thích ứng với KHKT mới của người dân Nhật Bản. II. Dân cư của Nhật Bản - Là nước đông dân đứng thứ 8 trên thế giới. - Tốc độ gia tăng dân số thấp và giảm dần (Năm 2005 đạt 0,1%) - Tỷ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn. - Lao động cần cù, tính kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao, coi trọng giáo dục. *Kết luận: Có đội ngũ lao động lành nghề, trình độ cao góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh tăng khả năng cạnh tranh trên thế giới. Tuy nhiên gây khó khăn cho đất nước thiếu lực lượng trẻ trong tương lai. Hoạt động 3: Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế 1. Mục tiêu: - Trình bày và giải thích được tình hình kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. - Nhận xét các số liệu, tư liệu. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/Cá nhân. 4. Phương tiện dạy học: Tranh ảnh, bảng số liệu 5. Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức mục 3, bảng 9.2, 9.3 và hiểu biết bản thân thảo luận cặp để trả lời các câu hỏi sau: - Dựa vào bảng 9.2 nhận xét tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật thời kì 1950 – 1973? Giải thích nguyên nhân? - Dựa vào bảng 9.3 nhận xét tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật thời kì 1990 – 2005? - HS dựa vào kiến thức mục 3, bảng 9.2, 9.3 và hiểu biết bản thân thảo luận cặp để trả lời các câu hỏi. - GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động. - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. - Các nhóm đại diện trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và bổ sung III. Tình hình phát triển kinh tế 1.Giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ hai: Nền kinh tế bị suy sụp nghiêm trọng. 2. Giai đoạn từ 1950 - 1973: - Nền kinh tế nhanh chóng được khôi phục và phát triển nhảy vọt (1955 - 1973) - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (>10%) *Nguyên nhân: - Chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp, tăng vốn, áp dụng kĩ thuật mới. - Tập trung cao độ vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn. - Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng. 3. Giai đoạn từ 1973 -2005: - Tốc độ phát triển kinh tế giảm xuống và không ổn định. - Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng và tài chính thế giới. - Năm 2005 quy mô nền kinh tế của Nhật Bản lớn thứ hai thế giới (sau Hoa Kì). 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Bước 1: Giao nhiệm vụ - Đánh giá thuận lợi và khó khăn của ĐKTN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản. - Theo em, với những lợi thế về tự nhiên và dân cư, xã hội đó, Nhật Bản có thế mạnh những ngành kinh tế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3:Kiểm tra, đánh giá: GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Chứng minh dân số Nhật Bản đang già hóa. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG - Hoàn thiện các bài tập. - Tìm hiểu các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp Nhật Bản.