Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 11. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
BÀI 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức. - Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hóa, biểu hiện, khu vực hóa kinh tế. - Biết được nguyên nhân hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và nắm được một số tổ liên kết kinh tế khu vực. 2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ Thế giới để nhận biết phạm vi của các liên kết kinh tế khu vực: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp ước tự do Bắc Mĩ (NAFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Liên minh châu Âu (EU), Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOUR). - Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò quốc tế của các liên kết kinh tế khu vực: số lượng các nước thành viên, số dân, GDP. 3. Thái độ: - Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó, xác định trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội tại địa phương. 4. Định hướng các năng lực hình thành: - Năng lực chung: tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, phân tích các bảng số liệu II. CHUẨN BI CỦA GIÁO VIÊN VÀC HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bảng 2 trong SGK. 2. Chuẩn bị của HS: - SGK, đồ dùng học tập khác. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Trình bày những đặc điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển. Câu 2: Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế xã hội thế giới. 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: Giao nhiệm vụ Gv yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi: - Em biết gì về chính sách bế quan tỏa cảng? Tác động của chính sách này tới kinh tế Việt Nam thời bấy giờ? - Hiện nay, chính sách kinh tế của Việt Nam đã thay đổi như thế nào? Tại sao lại có sự thay đổi như vậy? Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ và ghi ra giấy nháp để chuẩn bị báo cáo Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả GV gọi 01 HS báo cáo, các HS khác bổ sung thêm Bước 4: Đánh giá GV nhận xét và đánh giá phần trả lời của HS GV dẫn dắt vào vấn đề toàn cầu hóa 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế 1. Mục tiêu: Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp,thảo luận, báo cáo. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/Cá nhân/nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: - GV: Yêu cầu HS dựa vào hiểu biết cá nhân và kiến thức SGK cho biết toàn cầu hóa kinh tế là gì? Có những biểu hiện cụ thể nào? - GV lấy ví dụ toàn cầu hóa trong một số lĩnh vực khác. - HS dựa vào hiểu biết cá nhân và kiến thức SGK để trả lời câu hỏi Bước 2: - Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu tất cả HS đọc SGK mục I, để trả lời các câu hỏi sau: * Thương mại thế giới phát triển mạnh: Tổ chức WTO có vai trò như thế nào? * Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh: Từ năm 1999 đến 2004 tình hình đầu tư nước ngoài thay đổi như thế nào? * Thị trường tài chính quốc tế mở rộng: Thị trường thế giới liên kết với nhau thông qua những hình thức nào? * Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn: Các công ti xuyên quốc gia có vai trò như thế nào? - HS trả lời. Bước 3: - Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1: báo cáo thương mại thế giới phát triển mạnh + Nhóm 2: báo cáo đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh. + Nhóm 3: báo cáo thị trường tài chính quốc tế mở rộng. + Nhóm 4: báo cáo các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. - HS các nhóm thảo luận để hoàn thành sản phẩm học tập theo nhóm đã được phân công. - GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động. - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. - GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK và hiểu biết cá nhân cho biết mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa nền kinh tế? - GV chuẩn kiến thức và phân tích, liên hệ Việt Nam I. Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế : - Toàn cầu hóa: Qúa trình liên kết các quốc gia trên thế giới ở nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế. 1. Biểu hiện : - Thương mại thế giới phát triển mạnh. - Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh. - Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. - Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. 2. Hệ quả : - Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. - Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ, tăng cường sư hợp tác quốc tế. - Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước. Hoạt động 3: Tìm hiểu xu hướng khu vực hóa kinh tế 1. Mục tiêu: - Trình bày được các biểu hiện, khu vực hóa kinh tế. - Biết được nguyên nhân hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và nắm được một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương đàm thoại vấn đáp, trò chơi 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cặp 4. Phương tiện dạy học: SGK, , bảng thống kê. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - GV: Yêu cầu HS dựa vào hiểu biết cá nhân và kiến thức SGK cho biết vì các nước liên kết tạo thành các tổ chức kinh tế dựa trên cơ sở nào? - HS dựa vào hiểu biết cá nhân và kiến thức SGK để trả lời. - GV: Chuẩn kiến thức và lấy ví dụ làm rõ. - GV: Tổ chức trò chơi với 2 đội. - Luật chơi: + GV đưa ra 6 ô vuông với thứ tự từ 1 đến 6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 + Trong đó 10 ô vuông chứa nội dung câu hỏi về một số thông tin của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực. + Nhiệm vụ của các đội sau khi chọn ô vuông phải trả lời được các câu hỏi. Mỗi ô hoàn thành đúng được 10 điểm. Trả lời sai quyền trả lời thuộc về đội còn lại. - HS chia đội va tham gia trò chơi. - HS dựa vào hiểu biết cá nhân và kiến thức SGK để trả lời. - GV tổng kết trò chơi, chỉ một số liên kết khu vực trên bản đồ thế giới. - GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK và hiểu biết cá nhân cho biết mặt tích cực và tiêu cực của khu vực hóa kinh tế? - GV chuẩn kiến thức và phân tích, liên hệ Việt Nam II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế 1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực : a. Nguyên nhân hình thành : Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, các quốc gia có những nét tương đồng chung đã liên kết lại với nhau. c. Đặc điểm một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực: (bảng) 2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế - Tích cực : + Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. + Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ. + Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường từng nước à tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn à thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. - Tiêu cực : Đặt ra nhiều vấn đề : Tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia... Các tổ chức có dân số đông từ cao nhất đến thấp nhất APEC, ASEAN, EU, NAFTA, MERCOSUR Các tổ chức có GDP từ cao nhất đến thấp nhất APEC, NAFTA, EU, ASEAN, MERCOSUR Tổ chức có số thành viên nhiều nhất EU Tổ chức có số thành viên ít nhất NAFTA Tổ chức có số dân đông nhất APEC Tổ chức có ít dân nhất MERCOSUR Tổ chức được thành lập sớm nhất EU Tổ chức được thành lập muộn nhất NAFTA Tổ chức có GDP cao nhất và số dân đông nhất APEC Tổ chức có GDP bình quân đầu người cao nhất NAFTA Tổ chức có GDP bình quân đầu người thấp nhất ASEAN 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Câu 1: Tính đến tháng 1/2007, số quốc gia thành viên của tổ chức thương mại thế giới là A. 149 B. 150 C. 151 D.152 Câu 2: Tiêu cực lớn nhất của khu vực hóa kinh tế là A. mất dần bản sắc văn hóa dân tộc. B. canh tranh với nhau quyết liệt hơn. C. làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước. D. ảnh hưởng đến tự chủ kinh tế, quyền lực quốc gia,... Câu 3: Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. B. đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế. C. thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước. D. làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước. Câu 4: Trong xu thế toàn cầu hóa các công ti xuyên quốc gia có vai trò như thế nào? Hướng dẫn trả lời: - Nắm trong tay nguồn của cải vật chất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng. - Hiện nay có trên 60 nghìn công ti xuyên quốc gia với khoảng 500 nghìn chi nhánh. - Các công ti xuyên quốc gia chiếm 30 tổng giá trị GDP toàn thế giới, 2/3 buôn bán quốc tế, 75 % đầu tư trực tiếp. Câu 5: Tại sao toàn cầu hóa là xu thế tất yếu hiện nay? Hướng dẫn trả lời: - Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, khoa học kĩ thuật dẫn đến sự khác nhau về điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia. - Qúa trình phát triển kinh tế tất yếu dẫn đến sự phân công lao động. - Sự đa dạng về nhu cầu tiêu dùng của mỗi quốc gia, thúc đẩy quy mô trao đổi thương mại ngày càng lớn. - Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đã và đang xuất hiện, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các quốc gia. Câu 6: Chứng minh khu vực hóa kinh tế đang phát triển mạnh? Hướng dẫn trả lời: - Hiện nay đã hình thành được 5 tổ chức kinh tế khu vực lớn + Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) được thành lập năm 1989 + Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) + Liên minh các nước Châu Âu (EU) + Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ- viết tắt: NAFTA) + Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR). - Số lượng thành viên các tổ chức ngày càng tăng + Năm 2004, EU kết nạp thêm 10 thành viên mới, năm 2007 lại kết nạp thêm Bun-ga-ri và Bru-ma-ni. + Tháng 6/2006, MERCOSUR kết nạp thêm Vê-nê-xu-ê-la. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Trong xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa Việt Nam có những thời cơ thách thức nào? - Toàn cầu hóa khác với quốc tế hóa như thế nào? - Vì sao toàn cầu hóa kinh tế lại làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo? 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG - Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong SGK. - Tìm hiểu các vấn đề tự nhiên-kinh tế xã hội mang tính toàn cầu hiện nay.