Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 9: Nhật Bản. Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 11. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
BÀI 9: NHẬT BẢN TIẾT 2: CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt của NB. - Trình bày và giải thích được sự phân bố một số ngành sản xuất tại vung kinh tế phát triển ở các đảo Hôn su và Kiu- xiu. - Đánh giá được vị trí của nền công nghiệp cao của NB trong nền kinh tế đất nước và trên thế giới. 2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận xét và trình bày về sự phân bố của một số ngành kinh tế. - Phân tích các bảng kiến thức, bảng số liệu. 3. Thái độ: - Nhận thức được con đường phát triển kinh tế thích hợp của Nhật Bản, từ đó liên hệ để thấy được sự đổi mới, phát triển kinh tế hợp lí ở nước ta hiện nay. 4. Định hướng các năng lực được hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ, năng lực sử dụng bảng kiến thức. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Đối với giáo viên: - Bản đồ địa lí kinh tế Nhật Bản. - Máy chiếu. - Hình 9.5, 9.7 (phóng to). 2. Đối với học sinh: Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Điều kiện tự nhiên Nhật Bản có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế ? Câu 2: Chứng minh rằng dân số Nhật Bản đang già hóa? 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: Giao nhiệm vụ - Những điều kiện tự nhiên kết hợp đặc điểm dân cư, xã hội, các em đánh giá NB có thế mạnh những ngành kinh tế nào? - Vị thứ của nền kinh tế NB trên thế giới khá cao được thể hiện như nào qua từng ngành kinh tế? Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ HS huy động kiến thức của bản thân để trả lời. HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để trình bày Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả GV mời 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm Bước 4: Đánh giá GV sử dụng nội dung trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài học. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1. Tìm hiểu các ngành kinh tế 1. Mục tiêu: - Đánh giá được vai trò, vị trí và sự phát triển của các ngành kinh tế NB. - Kĩ năng thu thập và xử lí tài liệu, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề mới. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: - Phương pháp phát vấn. - Sử dụng bản đồ, tư liệu. 3. Phương tiện: - Máy chiếu. - Hình 9.5, 9.7 - Một số hình ảnh trong công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của NB. 4. Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Tìm hiểu qua từng ngành kinh tế * Tìm hiểu công nghiệp: (10p) Bước 1: Giao nhiệm vụ: - Dựa vào B.9.4 SGK - T79, kết hợp kiến thức đã học. Nhận xét về cơ cấu ngành CN Nhật Bản? - Quan sát H.9.5, nhận xét về mức độ tập trung và đặc điểm phân bố công nghiệp của Nhật Bản. Giải thích sự phân bố đó. - Tại sao Nhật Bản có khả năng phát triển cả những ngành không có lợi thế về tài nguyên? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân dựa vào sgk Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả GV mời 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm Bước 4: Đánh giá: GV nhận xét, đánh giá kết Nội dung tích hợp BĐKH - Kiến thức: Nhật Bản là nước đứng thứ 5 trên TG phát thải khí nhà kính. - Một số ngành CN gián tiếp gây hiệu ứng nhà kính ở Nhật Bản. Nội dung GDBVMT Sử dụng bản đồ KT Nhật Bản để nhận biết những khu vực chịu tác động của công nghiệp, nông nghiệp làm MT tự nhiên thay đổi ? quả thực hiện của HS và chốt kiến thức. * Tìm hiểu dịch vụ:(10p) Bước 1: Giao nhiệm vụ: - Với hiểu biết của mình, em hãy cho biết một số mặt hàng xuất, nhập khẩu của NB. (Nhập khẩu: Sp NN (lúa mì, lúa gạo...), năng lượng (than, dầu khí...), nguyên liệu CN - Xuất khẩu: Sp CN chế biến (tàu biển, ô tô, SP tin học....) - Tại sao NB lại chú trọng phát triển thương mại, mở rộng giao lưu? Vì sao nói xuất khẩu trở thành động lực của sự phát triển và tăng trưởng kinh tế? - Những ngành đóng vai trò chủ chốt trong cơ cấu dịch vụ Nhật Bản là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân dựa vào sgk Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả GV mời 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm Bước 4: Đánh giá: GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS và chốt kiến thức. * Tìm hiểu nông nghiệp:(10p) Bước 1: Giao nhiệm vụ: - Tại sao nói nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế ? Tại sao không có điều kiện thuận lợi phát triển NN nhưng năng suất NN của NB vẫn cao? - Xác định cơ cấu NN của NB. Tại sao nói ngành đánh bắt hải sản lại là ngành kinh tế quan trọng của cả nước ? - Dựa vào hình 9.7 nhận xét về phân bố sản xuất nông nghiệp Nhật Bản ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân dựa vào sgk Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả GV mời 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm Bước 4: Đánh giá: GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS và chốt kiến thức. I. CÁC NGÀNH KINH TẾ 1. Công nghiệp - Cơ cấu ngành: đầy đủ các ngành CN kể cả những ngành không có lợi thế về TN do dựa vào các ưu thế về LĐ, trình độ KH - KT cao. - Tình hình phát triển và phân bố: + Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 thế giới. + Nhiều ngành đứng hàng đầu TG. + Giảm bớt việc phát triển các ngành CN truyền thống, tốn năng lượng, chú trọng phát triển các ngành CN hiện đại, một số ngành mũi nhọn. + Phân bố: TTCN tập trung ở phía ĐN. 2. Dịch vụ - Là khu vực kinh tế quan trọng (68% giá trị GDP). - Thương mại, tài chính có vai trò to lớn trong ngành dịch vụ. + Thương mại: cường quốc thương mại thứ 4 TG Bạn hàng: Hoa Kì, TQ, EU, ĐNA... + Tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu TG - Giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng. 3. Nông nghiệp - Là ngành thứ yếu trong GDP (chiếm 1%) - Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, chú trọng tăng năng suất và chất lượng nông sản và chất lượng nông sản. * Tình hình phát triển và phân bố: - Trồng trọt: + Cây lương thực: lúa gạo 50%S canh tác, lúa mì ở Hôcaiđô vàKiuxiu + Cây CN: chè, thuốc lá, dâu tằm. + Rau, quả cận nhiệt, ôn đới. - Đánh bắt, nuổi trồng thủy hải sản. + Sản lượng đánh bắt hải sản lớn + Nuôi trồng được chú trọng. Hoạt động 2. Tìm hiểu bốn vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn (12p) 1. Mục tiêu: - Xác định được 4 vùng kinh tế gắn với 4 đảo lớn của NB. - Trình bày được đặc điểm nổi bật cửa các vùng kinh tế. - Sử dụng bảng kiến thức, tư liệu 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đặt vấn đề, hoạt động nhóm. 3. Phương tiện: - Máy chiếu - Bảng kiến thức - Lược đồ kinh tế Nhật Bản. 4. Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm dựa vào kiến thức, trình bày đặc điểm nổi bật mỗi vùng + Nhóm 1: Hôn-su + Nhóm 2: Kiu - xiu + Nhóm 3: Xi-cô-cư + Nhóm 4: Hô-cai-đô - Vùng kinh tế nào phát triển nhất NB? Giải thích. - Vùng kinh tế nào có lợi thế về nông nghiệp? Giải thích. Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ Các nhóm thảo luận điền thông tin vào bảng. GV hướng dẫn hs làm việc. Bước 3: Trao đổi, thảo luận và báo cáo kết quả Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm bổ sung. Bước 4: Đánh giá: GV nhận xét, phân tích rõ hơn chiến lược phát triển công nghiệp và kết luận. II. BỐN VÙNG KINH TẾ GẮN VỚI BỐN ĐẢO LỚN - Hôn - su: diện tích rộng nhất, dân số đông nhất, kinh tế phát triển nhất với các ngành CN truyền thống và hiện đại. - Kiu - xiu: phát triển CN nặng, nhất là khai thác than và luyện thép do có nguồn nguyên liệu vàvị trí thuận lợi trong nhập nguyên nhiên liệu. - Xi - cô - cư: phát triển CN khai thác quặng đồng, NN - Hô - cai - đô: phát triển lâm nghiệp, CN khai khoáng. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Bước 1: Giao nhiệm vụ - Chứng minh NB có nền công nghiệp phát triển cao? - Tại sao diện tích trồng lúa gạo của NB giảm? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Bước 3: Kiểm tra, đánh giá: GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Câu hỏi. Cho bảng số liệu sau: Bảng 9.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Nhật Bản qua các năm Năm 1965 1975 1985 1988 2000 Diện tích (nghìn ha) 3123 2719 2318 2067 1600 Năng suất (tấn/ha) 4,03 4,5 4,8 4,9 6,0 Sản lượng (nghìn tấn) 12585 12235 11428 10128 9600 a. Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ 3 đường biểu diễn: diện tích, năng suất, sản lượng lúa của Nhật Bản trong thời kì 1965-2000 (cho năm 1965 = 100%) b. Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất lúa gạo của Nhật Bản trong thời gian trên. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG - Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk. - Nắm các bước vẽ biểu đồ cột