Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 8: Liên Bang Nga. Tiết 2: Kinh tế. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 11. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
BÀI 8: LIÊN BANG NGA TIẾT 2: KINH TẾ I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích được tình hình phát triển KT của Nga. - Phân tích tình hình phát triển của một số ngành KT chủ chốt và sự phân bố của CN LB Nga. - Nêu đặc trưng một số vùng KT của LB Nga: vùng TW, Trung tâm đất đen, Ural, Viễn Đông. - Hiểu được quan hệ đa dạng giữa LB Nga và VN 2. Kĩ năng: - Sử dụng BĐ để nhận biết và phân tích đặc điểm một số ngành KT và vùng KT của LB Nga. - Phân tích số liệu, tư liệu và biểu đồ về tình hình phát triển KT của LB Nga. 3. Thái độ: - Khâm phục tinh thần lao động sáng tạo và sự đóng góp của LB Nga cho nền kinh tế của các nước XHCN trước đây trong đó có Việt Nam và cho nền hoà bình thế giới. - Tăng cường tình đoàn kết, hợp tác với LB Nga. 4. Năng lực định hướng hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ, số liệu thống kê, hình ảnh,… II. CHUẪN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Bản đồ kinh tế LB Nga, một số hình ảnh hoạt động kinh tế của LB Nga. - Một số sự kiện đánh dấu mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và LB Nga. - Phiếu học tập - Học liệu: SGK, SGV, tài liệu tham khảo khác,.. 2. Học sinh: - Đọc trước bài học - Xem các bảng số liệu và các lược đồ có trong bài học III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày các đặc điểm về dân cư, xã hội của LB. Nga. 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: GV yêu cầu dựa vào hiểu biết của bản thân và kiến thức lịch sử hãy khái quát ngắn gọn sự ra đời và sụp đổ của Liên Bang Xô Viết, theo em với sự bất ổn về chính trị kinh tế của Liên Bang Xô Viết nói chung và LB Nga sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. Bước 3. HS quan sát, liệt kê, liên kết sau đó GV gọi một số HS trả lời. Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu quá trình phát triển kinh tế 1. Mục tiêu: Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế của LB Nga: vai trò của LB Nga đối với Liên Xô trước đây, những khó khăn và những thành quả của sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị tr¬ường. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: nêu vấn đề, giải quyết vấn đề/ Phân tích bảng biểu đồ, phát vấn. 3. Phương thức/phương tiện: HS làm việc theo cá nhân/cả lớp dựa vào SGK. 4. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, nội dung SGK và bảng 8.3 để nhận xét về các giai đoạn trong quá trình phát triển kinh tế của LB Nga. Bước 2: GV giới thiệu tóm tắt hình thành Liên Xô, đồng thời cho HS sử dụng bảng 8.3, để thấy sự đóng góp của Nga cho việc đưa LX thành cường quốc. - Nước Nga đã trải qua thời kỳ biến động này như thế nào? - Chiến lược kinh tế mớicủa LB Nga gồm những điểm cơ bản nào? Phân tích hình 8.6, kết hợp kênh chữ để thấy được những thay đổi lớn lao trong nền kinh tế Nga sau năm 2000. Nguyên nhân thành công và những khó khăn cần khắc phục. Bước 4: Hs trình bày, GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức. Chuyển ý: Nga có rất nhiều thuận lợi về tự nhiên, dân cư - xã hội để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Vậy các ngành này phát triển và phân bố như thế nào? Chúng ta tìm hiểu mục II. I. Quá trình phát triển kinh tế - Đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô thành siêu cường. - Vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô bộc lộ yếu kém do cơ chế cũ tạo ra - Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Liên Xô tan rã, LB Nga độc lập nhưng gặp nhiều khó khăn. - Từ năm 2000, kinh tế ở trong thế ổn định, đi lên nhờ những chính sách và biện pháp đúng đắn: Chính sách kinh tế mới. - Thành tựu và hạn chế: SGK HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các ngành kinh tế 1. Mục tiêu: Trình bày và giải thích được một số ngành kinh tế chủ chốt và sự phân hoá lãnh thổ kinh tế LB Nga. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: nêu vấn đề, giải quyết vấn đề nêu vấn đề, giải quyết vấn đề/ Phân tích bảng số liệu, lược đồ. 3. Phương thức/phương tiện: HS làm việc theo cá nhân/cả lớp dựa vào SGK. 4. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: - Nhóm 1: Tìm hiểu ngành công nghiệp. - Nhóm 2: Tìm hiểu ngành nông nghiệp. Yêu cầu các nhóm trả lời được những thành tựu đạt được, những sản phẩm chính và sự phân bố. Phiếu học tập Tên ngành Đặc điểm phát triển Hiện trạng phát triển Phân bố C.nghiệp N.nghiệp Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung. GV chuẩn hoá kiến thức. Bước 3: Nêu tình hình phát triển ngành dịch vụ của LB Nga? Bước 4: HS trả lời. GV chuẩn xác kiến thức. II. Các ngành kinh tế: 1. Công nghiệp - Đặc điểm: + Là ngành “xương sống” của KT LB Nga. + Cơ cấu ngành đa dạng, gồm các ngành truyền thống (năng lượng, chế tạo máy, luyện kim…) và hiện đại (điện tử-tin học, hàng không vũ trụ...). - Hiện trạng: + Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp ngày càng tăng. Ngành dầu khí có vai trò quan trọng, là ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế. + Hiện nay, tập trung phát triển các ngành công nghiệp hiện đại… - Phận bố: chủ yếu ở Đồng bằng Đông Âu, Uran, Tây Xibia, U-ran, Viễn Đông. 2. Nông nghiệp: - Đặc điểm: + Có nhiều tiềm năng lớn về đất đai để phát triển nông nghiệp. + Phát triển mạnh cả trồng trọt và chăn nuôi. - Hiện trạng: + Sản lượng lương thực và san xuất cây công nghiệp, ăn quả, chăn nuôi đều tăng trưởng. + Các nông sản chính: lúa mì, khoai tây, củ cải đường, hướng dương, rau quả. - Phân bố: đồng bằng Đông Âu và miền Nam. 3. Dịch vụ: - Cơ sở hạ tầng GTVT phát triển tương đối đa dạng, với đủ loại hình. - Ngoại thương khá phát triển, là quốc gia xuất siêu. - Phân bô: Các trung tâm dịch vụ lớn là Moscow, Saint Peterburg. HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu các ngành kinh tế 1. Mục tiêu: Trình bày sự phân hoá lãnh thổ kinh tế LB Nga. Mối quan hệ Nga -Việt. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề. 3. Phương thức/phương tiện: HS làm việc theo cá nhân/cả lớp dựa vào SGK. 4. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào bảng một số vùng kinh tế quan trọng của LB Nga trong SGK để xác định phạm vi các vùng trên bản đồ và nêu đặc điểm nổi bật về kinh tế của từng vùng Bước 2: GV cho HS kể ra một số lĩnh vực hợp tác giữa LB Nga với Việt Nam hiện nay trên tất cả các lĩnh vực. III. Một số vùng kinh tế quan trọng: 1. Vùng trung ương: 2. Vùng trung tâm đất đen: 3. Vùng Uran: 4. Vùng Viễn Đông: IV. Mối quan hệ Nga -Việt: - Có mối quan hệ truyền thống lâu đời. Từ thập niên 90 nâng lên tầm cao mới của đối tác chiến lược vì lợi ích cả hai bên. - Hợp tác nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, KHKT. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Hệ thống kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Phân tích hình 8.6, kết hợp kênh chữ để thấy được những thay đổi lớn lao trong nền kinh tế Nga sau năm 2000. Nguyên nhân thành công và những khó khăn cần khắc phục. - Giải thích vì sao sự phân bố công nghiệp của LB Nga có sự khác biệt lớngiữa phần phía Đông và vùng phía Tây? 3.5 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Trả lời các câu hỏi trong SGK trang 72. - Chuẩn bị nội dung bài 8. Liên bang Nga tiết 3. Thực hành