Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 11: Khu vực Đông Nam Á. Tiết 2: Kinh tế. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 11. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..

BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á TIẾT 2: KINH TẾ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực thông qua phân tích biểu đồ. - Nêu được nền nông nghiệp nhiệt đới ở khu vực Đông Nam Á gồm các ngành chính: trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản. - Nêu được hiện trạng và xu hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ của Đông Nam Á 2. Kĩ năng: - Tiếp tục tăng cường cho HS các kĩ năng đọc, phân tích biểu đồ, biểu đồ hình cột. - Thảo luận và trình bày trước lớp. 3. Thái độ: - Có ý thức nổ lực trong học tập để xây dựng và phát triển đất nước nói riêng và khu vực nói chung. - Tôn trọng và có ý thức đoàn kết giữa các nước Đông Nam Á. 4. Năng lực định hướng hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ, hình ảnh,… II. CHUẪN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - BĐ Địa lí tự nhiên Đông Nam Á. - BĐ Kinh tế chung Đông Nam Á. - Phóng to các biểu đồ, lược đồ trong SGK 2. Học sinh: - Đọc trước bài. - Vẽ biểu đồ hình 11.5 chuyển dịch cơ cấu GDP của một số nước Đông Nam Á. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định lớp: (Kiểm diện sĩ số ghi vào sổ đầu bài) 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên trong sự phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á. 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát biểu đồ về cơ cấu kinh tế theo ngành của một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, yêu cầu HS rút ra nhận xét về biểu đồ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. Bước 3. HS suy nghĩ sau đó GV gọi một số HS trả lời. Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học. Bức tranh ĐNA đang có sự thay đổi nhanh chóng. Từ một khu vực có nền kinh tế lạc hậu và phụ thuộc vào nước ngoài, giờ đây ĐNA được coi là một khu vực phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của thế giới. Bài hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu Đông Nam Á đã tận dụng được thuận lợi để phát triển kinh tế như thế nào. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu cơ cấu kinh tế của Đông Nam Á 1. Mục tiêu: Biết được cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế một số nước Đông Nam Á 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, hoạt đông cá nhân/cả lớp. 3. Phương thức/phương tiện: HS thực hiện cá nhân dựa SGK, sử dụng phương tiện trực quan- biểu đồ hình 11.5. 4. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào các biểu đồ hình 11.5 để nhận xét xu hướng thay đổi cơ cấu GDP của các nước ĐNA từ năm 1991 - 2004? Bước 2: Một HS phân tích các biểu đồ, rút ra nhận xét chung, các HS khác bổ sung. Bước 3: GV nhận xét và kết luận. Chuyển ý: Chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp xem ĐNÁ chuyển hướng sang phát triển CN và DV trên những ngành nghề cụ thể nào? I. Cơ cấu kinh tế - Cơ cấu nền kinh tế khu vực ĐNA có sự chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp sang nền kinh công nghiệp và dịch vụ. - Cơ cấu kinh tế và tốc độ chuyển dịch cơ cấu rất khác nhau giữa các nước. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về sự phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ của Đông Nam Á 1. Mục tiêu: Trình bày được chính sách và sự phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ của khu vực Đông Nam Á. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, hoạt đông cá nhân/lớp 3. Phương thức/phương tiện: Bản đồ kinh tế chung của các nước ĐNÁ. 4. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK trả lời câu hỏi: - Công nghiệp các nước ĐNÁ đang phát triển theo hướng như thế nào? - Kể tên các ngành CN nổi bật của ĐNÁ? Bước 2: HS trình bày, GV bổ sung và chuẩn kiến thức. GV giới thiệu thế mạnh CN của các nước ĐNÁ, nhấn mạnh sự gần giống nhau ở các ngành CN chủ lực nhiều nước, mục tiêu phát triển các ngành… Bước 3: GV yêu cầu HS dựa vào nội dung mục III ở SGK để nhận xét về tình hình phát triển ngành dịch vụ ở ĐNÁ. - Phát triển ngành dịch vụ nhằm mục đích gì? - GV giới thiệu về hoạt động du lịch rất phát triển ở ĐNÁ Bước 4: HS nêu nhận xét, GV bổ sung và kết luận. Chuyển ý: Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng và có truyền thống của các quốc gia ĐNA. Chúng ta nghiên cứu tiếp về cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp gồm những ngành nào? điều kiện phát triển, sản phẩm chính, phân bố ra sao? II. Công nghiệp: - Chính sách, biện pháp: + Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài. + Hiện đại hoá thiết bị, chuyển giao công nghệ, phát triển các mặt hàng hướng ra xuất khẩu. - Mục tiêu: tích lũy vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mỗi quốc gia. - Cơ cấu ngành: + Công nghiệp chế biến, lắp ráp ngày càng trở thành thế mạnh: sản xuất và lắp ráp xe ôtô, xe máy, thiết bị điện tử… + Các ngành truyền thống tiếp tục phát triển: công nghiệp khai khoáng, năng lượng và công nghiệp nhẹ.. + Công nghiệp điện lực: có sản lượng khá lớn nhưng bình quân đầu người thấp (bằng 1/3 thế giới). III. Dịch vụ - Chính sách: Cơ sở hạ tầng của các nước ĐNA (giao thông, TTLL…) đang từng bước hoàn thiện và hiện đại hóa. - Mục tiệu: phục vụ sản xuất, đời sống, nhằm thu hút đầu tư. HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về sự phát triển ngành nông nghiệp của Đông Nam Á 1. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm phát triển ngành nông nghiệp của các nước Đông Nam Á: trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, HS thực hiện thảo luận nhóm dựa vào kiến thức SGK. 3. Phương thức/phương tiện dạy học: Sử dụng phương tiện trực quan-lược đồ nông nghiệp Đông Nam Á. 4. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học để trình bày những điều kiện thuận lợi để ĐNÁ phát triển nông nghiệp. Bước 2: GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: - Nhóm 1: Dựa vào hình 11.6 và Sgk trả lời các câu hỏi: + Tại sao lại nói lúa nước là cây trồng truyền thống của ĐNÁ? + Nhận xét về sản lượng và sự phân bố cây lúa nước ở ĐNÁ? - Nhóm 2: Nghiên cứu SGK và hình 11.6 tìm hiểu: + Sự phát triển và phân bố của ngành trồng cây công nghiệp, cây ăn quả ở ĐNÁ? + Tại sao các cây cao su, cà phê, hồ tiêu…được trồng nhiều ở ĐNÁ? - Nhóm 3: Tìm hiểu về ngành chăn nuôi khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản? Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày các nhóm khác bổ sung. GV chuẩn hoá kiến thức IV. Nông nghiệp: 1. Trồng lúa nước - Là cây lương thực truyền thống và quan trọng - Sản lượng lương thực tăng nhanh, đã đáp ứng được nhu cầu về lương thực cho khu vực và cho xuất khẩu. - Phân bố: trồng nhiều ở Inđônêxia, Việt Nam, Tháiland... 2. Trồng cây công nghiệp - Sản phẩm cây công nghiệp chủ yếu để xuất khẩu. - Cây cao su, cà phê, hồ tiêu là cây công nghiệp tiêu biểu của vùng. Ngoài ra có các loại cây lấy dầu, lấy sợi, cây ăn quả. - Phân bố: các cây công nghiệp trồng nhiều ở Việt Nam, Thái Lan, Inđônêxia, Malayxia… Cây ăn quả nhiệt đới được trồng nhiều ở hầu hết các nước. 3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản - Chăn nuôi: Có cơ cấu đa dạng, số lượng nhiều nhưng chưa thành ngành chính trong nông nghiệp. - Ngành nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản là ngành truyền thống và đang phát triển, sản lượng liên tục tăng. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Bước 1: GV cho các câu hỏi để học sinh củng cố kiến thức Câu 1: Hãy nêu xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực ĐNÁ, xu hướng đó nói lên điều gì? Câu 2: Trình bày những nét chính về chính sách phát triển ngành công nghiệp của khu vực ĐNÁ. Bước 2: GV gọi 1 HS bất kì trả lời và nhận xét, đánh giá. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Câu 1: Tại sao ớ các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung ? Câu 2: Tại sao các nước ĐNÁ lại tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử, khai thác khoáng sản, công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng, tiểu thủ công nghiệp. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG: Câu 1: Vì sao trong chính sách phát triển công nghiệp của nhiều nước khu vực Đông Nam Á lại ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dệt may, da giày? Liên hệ với Việt Nam. Câu 2: Giải thích vì sao chăn nuôi chưa trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp của các nước khu vực ĐNÁ.