Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 11: Khu vực Đông Nam Á. Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 11. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu được mục tiêu; cơ chế hoạt động, một số hợp tác cụ thể trong kinh tế, văn hoá của Hiệp hội các n¬ước Đông Nam Á (ASEAN) và thành tựu, thách thức của các nước thành viên. - Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội nhập. 2. Kĩ năng: - Đọc, nhận xét sơ đồ về cơ chế hợp tác của ASEAN 3. Thái độ: - Tinh thần đoàn kết, hợp tác với các nước trong khu vực. - Có ý thức tự học, tự nâng cao kiến thức để góp phần xây dựng đất nước tránh để tụt hậu so với các nước. 4. Định hướng các năng lực được hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng sơ đồ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Đối với giáo viên: - Phiếu học tập. - Các tư liệu, tài liệu, tranh ảnh về ASEAN. - Bản đồ các nước Đông Nam Á. - Máy chiếu. 2. Đối với học sinh: Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: Giao nhiệm vụ GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”. - GV chia lớp thành 2 đội và giao nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức đã học, hãy kể tên các tổ chức liên kết kinh tế khu vực mà e biết. + Trong cùng thời gian 2 phút, HS của 2 đội lần lượt thay phiên nhau lên bảng ghi kết quả (mỗi HS chỉ được ghi một tổ chức). + Kết quả: Đội nào kể được nhiều tên tổ chức liên kết kinh tế khu vực đúng là thắng cuộc. Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả Bước 4:GV sử dụng nội dung trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài học. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1. Tìm hiểu mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN (12p) 1. Mục tiêu: - Hiểu được mục tiêu của Hiệp hội các n¬ước Đông Nam Á (ASEAN); cơ chế hoạt động, một số hợp tác cụ thể trong kinh tế, văn hoá. - Đọc, nhận xét sơ đồ về mục tiêu, cơ chế hợp tác của ASEAN. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: - Sử dụng bản đồ (nếu có)/sơ đồ. - Đàm thoại gợi mở. - Kĩ thuật dạy học cá nhân/toàn lớp/cặp đôi. 3. Phương tiện: - Máy chiếu - Bản đồ các nước Đông Nam Á. 4. Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG * Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển: Bước 1: Giao nhiệm vụ: Dựa vào bản đồ các nước Đông Nam Á (nếu có), nội dung SGK trang 106 và hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi sau: + Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời vào năm nào, khi đó có bao nhiêu thành viên; quá trình phát triển ra sao, hiện nay có bao nhiêu thành viên? + Việt Nam ra nhập ASEAN từ năm nào? + Khu vực Đông Nam Á còn quốc gia nào chưa tham gia ASEAN ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân dựa vào sgk Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả GV mời 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm Bước 4: Đánh giá: GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS và chốt kiến thức. * Tìm hiểu các mục tiêu chính của ASEAN: Bước 1: Giao nhiệm vụ: + Các mục tiêu chính của ASEAN là gì? + “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển” có phải là mục tiêu chính không, tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến hoà bình, ổn định? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân dựa vào sgk Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả GV mời 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm Bước 4: Đánh giá: GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS và chốt kiến thức. * Tìm hiểu cơ chế hợp tác của ASEAN: Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS nghiên cứu sơ đồ về cơ chế hợp tác của ASEAN hãy nêu cơ chế hợp tác của ASEAN và cho các ví dụ cụ thể. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân dựa vào sgk Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả GV mời 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm Bước 4: Đánh giá: GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS và chốt kiến thức. I. MỤC TIÊU VÀ CƠ CHẾ HỢP TÁC CỦA ASEAN 1. Lịch sử hình thành và phát triển a) Lịch sử hình thành - Ra đời năm 1967, gồm 5 nước Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Xin-ga-po là thành viên sáng lập. b) Sự phát triển - Số lượng thành viên ngày càng tăng (đến nay đã có 10 quốc gia thành viên). - Quốc gia chưa tham gia ASEAN là Đông-ti-mo. - Phát triển về chiều sâu hợp tác. 2. Các mục tiêu chính của ASEAN + Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viên. + Xây dựng khu vực có nền hoà bình, ổn định. + Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội bộ với bên ngoài. Þ “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển” 3. Cơ chế hợp tác của ASEAN - Thông qua các hội nghị, các diễn đàn, các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao... - Thông qua kí kết các hiệp ước. - Thông qua các dự án, chương trình phát triển. - Xây dựng khu vực thương mại tự do… Þ Thực hiện cơ chế hợp tác sẽ bảo đảm cho ASEAN đạt được các mục tiêu chung của ASEAN. Hoạt động 2. Tìm hiểu thành tựu và thách thức của ASEAN (17p) 1. Mục tiêu: Hiểu được thành tựu và thách thức của các nước thành viên ASEAN. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đặt vấn đề, hoạt động nhóm. 3. Phương tiện: - Máy chiếu - Phiếu học tập. 4. Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận trong thời gian 5’: + Nhóm 1. Tìm hiểu về thành tựu ASEAN đã đạt được. + Nhóm 2. Tìm hiểu các thách thức của ASEAN trên chặng đường phát triển tiếp theo. Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ Các nhóm thảo luận điền thông tin vào bảng. GV hướng dẫn hs làm việc. Bước 3: Trao đổi, thảo luận và báo cáo kết quả Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm bổ sung. Bước 4: Đánh giá: GV nhận xét, phân tích rõ hơn chiến lược phát triển công nghiệp và kết luận. II. THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC ASEAN (Phiếu phản hồi – phụ lục) Hoạt động 3: Tìm hiểu Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN (8p) 1. Mục tiêu: - Hiểu được sự hợp tác đa dạng của Việt Nam với các n¬ước trong ASEAN. - Liên hệ kiến thức thực tiễn. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: - Phát vấn/ thuyết trình tích cực. - Kĩ thuật dạy học toàn lớp. 3. Phương tiện: Tranh ảnh. 4. Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1:Giao nhiệm vụ cho hs: Dựa vào nội dung SGK, tranh ảnh và hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi sau: + Hãy nêu ví dụ cho thấy Việt Nam đã tham gia tích cực vào hoạt dộng của ASEAN trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội? + Các cơ hội và thách thức nào khi Việt Nam gia nhập vào ASEAN? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc với sgk và BSL 10.4, gv hướng dẫn thêm. Bước 3:Trao đổi, thảo luận và báo cáo kết quả Một HS trình bày, các HS khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá GV nhận xét và kết luận. III. VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ASEAN 1. Tham gia của Việt Nam - Về kinh tế, giao dịch thương mại của Việt nam trong khối đạt 30%. - Tham gia hầu hết các hoạt động về chính trị, văn hoá, giáo dục, xã hội, thể thao... - Vị trí của việt Nam ngày càng được nâng cao. 2. Cơ hội và thách thức - Cơ hội: + Thị trường rộng lớn. + Tiếp thu tiến bộ KH – KT,... - Thách thức: + Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế. + Sự cạnh tranh ngày càng nhiều,... 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Nền nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á có tính chất: A. Nhiệt đới B. Ôn đới C. Cận nhiệt D. Hàn đới Câu 2: Quốc gia nào có diện tích cà phê lớn nhất khu vực? A. In-đô-nê-xi-a. B. Việt Nam. C. Ma-lai-xi-a D. Phi-líp-pin Câu 3: Quốc gia nào có sản lượng khai thác cá lớn nhất khu vực vào năm 2003? A. Việt Nam. B. In-đô-nê-xi-a. C. Thái Lan D. Phi-líp-pin Câu 4: Quốc gia nào có diện tích và sản lượng cao su lớn nhất khu vực? A. Việt Nam B. Ma-lai-xi-a C. Thái Lan D. Lào Câu 5: Ý nào sau đây không đúng về ngành sản xuất lúa nước của khu vực Đông Nam Á A. diện tích trồng lúa ngày càng thu hẹp B. năng suất, sản lượng lúa chênh lệch lớn giữa các nước C. trừ Singapo và Brunây, các nước còn lại có dư gạo để xuất khẩu D. Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nhưng sản lượng lúa gạo ít hơn Việt Nam và Inđônêxia Câu 6: Biện pháp nàp dưới đây có hiệu quả nhất để tăng sản lượng lúa gạo của các nước ĐNA A. tăng cường đầu tư phát triển thuỷ lợi B. đổi mới cơ cấu giống C. đẩy mạnh việc tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất D.tăng cường sử dụng phân bón thuốc trừ sâu 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Câu 1: Đánh giá những điều kiện tự nhiên của khu vực ĐNÁ có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển cây lúa nước và cây công nghiệp Câu 2: Đánh giá những điều kiện tự nhiên của khu vực ĐNÁ có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển cây lúa nước và cây công nghiệp 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG - Hệ thống lại kiến thức bài học bằng sơ đồ. PHỤ LỤC Phiếu học tập Lĩnh vực Thành tựu Thách thức Giải pháp Kinh tế Xã hội An ninh – chính trị Phiếu phản hồi Lĩnh vực Thành tựu Thách thức Giải pháp Kinh tế - Có 10/11 trongkhu vực là thành viên của ASEAN. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối khá cao. - Cán cân xuất nhập khẩu toàn khối dương. - Tăng trưởng kinh tế không đều và chưa vững chắc. - Trình độ phát triển chênh lệch một số nước có nguy cơ tụt hậu. - Tăng cường các dự án, chương trình phát triển cho các nước có tốc độ phát triển kinh tế chậm hơn. Xã hội Đời sống nhân dân đã được cải thiện. Còn một bộ phận dân chúng có mức sống thấp, còn tình trạng đói nghèo, thất nhiệp,... - Chính sách riêng ở mỗi quốc gia thành viên để xoá đói, giảm nghèo. An ninh – chính trị Tạo dựng được môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực. Không còn chiến tranh, nhưng vẫn còn tình trạng bạo loạn, khủng bố ở một số quốc gia, gây mất ổn định cục bộ. - Tăng cường hợp tác về chống bạo loạn, khủng bố. - Nguyên tắc hợp tác nhưng không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. - Giải quyết tận gốc vấn đề bất bình đẳng xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.