Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 11: Khu vực Đông Nam Á. Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 11. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
Bài 11 : KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI I. MỤC TIÊU DẠY HỌC: 1. Kiến thức - Xác định được vị trí, phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á và phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi và khó khăn của chúng với phát triển kinh tế. - Phân tích được đặc điểm dân cư và đánh giá ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế. - Nhận biết được một vài đặc điểm tự nhiên, dân cư của Đông Nam Á thể hiện ở Việt Nam( hoặc ở địa phương). 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ để nhận biết và phân tích đặc điểm tự nhiên, phân bố dân cư Đông Nam Á. 3. Thái độ, hành vi - Có thái độ học tập nghiêm túc. 4. Định hướng phát triển năng lực - Nhóm năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. - Nhóm năng lực chuyên biệt: năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ, năng lực trình bày thông tin địa lý. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án. - Bản đồ tự nhiên Đông Nam Á. - Bản đồ các nước trên thế giới - Phiếu học tập 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước bài. - Chuẩn bị bút, vở, SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ:( không kiểm tra) 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Chơi trò chơi “đuổi hình bắt chữ” - Hình thức: Cả lớp. - Thời gian: 5 phút Bước 1: Giáo viên phổ biến luận chơi. Bước 2: HS quan sát hình ảnh, câu hỏi gợi ý để trả lời. Bước 3: GV dẫn dắt vào bài học 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và lãnh thổ khu vực Đông Nam Á 1. Mục tiêu: Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á. 2. Phương pháp: Đàm thoại - gợi mở, sử dụng phương tiện trực quan, Sử dụng bản đồ. 3. Phương tiện: Bản đồ hành chính Châu Á, 1 số hình ảnh về Đông Nam Á. 4. Tiến trình hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: - GV cho HS quan sát bản đồ các nước Châu Á và yêu cầu HS: + Xác định khu vực Đông Nam Á + Khu vực ĐNA tiếp giáp với các biển và đại dương nào? +Khu vực ĐNA có bao nhiêu quốc gia, hãy xác định quốc gia đó? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: HS lên bảng trả lời và xác định trên bản đồ , các học sinh khác bổ sung. Bước 4: GV chuẩn kiến thức. I.Tự nhiên 1.Vị trí địa lí và lãnh thổ - Vị trí địa lí: + Nằm ở đông nam của Châu Á. + Trên đất tiền tiếp giáp với 2 nước Ấn Độ, Trung Quốc + Giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. + Cầu nối giữa lục địa Á- Âu với lục địa Australia. - Lãnh thổ: +Diện tích 4,5 triệu km2. + Bao gồm các hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen với các biển vịnh phức tạp. + Gồm 11 quốc gia chia làm 2 khu vực: lục địa và biển đảo. - Ý nghĩa: + cầu nối thông thương hàng hải. + Ý nghĩa lớn về kinh tế, vị trí chính trị quan trọng. + Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn. =>Đông Nam Á có vị trí rất quan trọng trên bản đồ tự nhiên, kinh tế, chính trị trong khung cảnh của thế giới hiện nay Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và đánh giá tài nguyên 1. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên khu vực Đông Nam Á. 2. Phương pháp: Phương pháp đàm thoại - gợi mở. Phương pháp thảo luận nhóm, Sử dụng bản đồ. 3. Hình thức: Hoạt động nhóm 4. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước1: - GV chia lớp thành 5 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm và phát phiếu học tập: - Nhóm 1: Tìm hiểu về địa hình - Nhóm 2 : Tìm hiểu về đất đai - Nhóm 3: Tìm hiểu về khí hậu. - Nhóm 4: Tìm hiểu về sông ngòi. - Nhóm 5: Tìm hiểu về khoáng sản. Các yếu tố TN ĐNA lục địa ĐNA biển đảo Địa hình Đất đai Khí hậu Sông ngòi Khoáng sản Bước 2: - Các nhóm trao đổi, thảo luận trong thời gian 5 phút. Sau đó GV gọi đại diện từng nhóm lên trình bày. Bước 3: HS các nhóm quan sát và bổ sung. GV nhận xét và chuẩn kiến thức. Bước 4: GV đặt câu hỏi yêu cầu HS đánh giá về điều kiện TN của ĐNÁ. Bước 5: HS trả lời GV chuẩn kiến thức. 2.Đặc điểm tự nhiên (phụ lục) 3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á a. Thuận lợi: - Khí hậu nóng ẩm + đất đai màu mỡ => Thuận lợi phát triển nông nghiệp nhiệt đới. - Vùng biển rộng lớn, giàu có =>Phát triển tổng hợp kinh tế biển. - Giàu khoáng sản, rừng nhiệt đới phong phú và đa dạng =>Phát triển CN, lâm nghiệp. b. Khó khăn: - Động đất, núi lửa, sóng thần. - Bão, lũ lụt, hạn hán. - Tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản khai thác không hợp lí => suy giảm. Các yếu tố TN ĐNA lục địa ĐNA biển đảo Địa hình -Chủ yếu là đồi núi hướng TB-ĐN, B-N, nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ->địa hình bị chia cắt mạnh -Nhiều đảo, nhiều đồi núi, ít đồng bằng, nhiều núi lửa. Đất đai - Màu mỡ, chủ yếu là đất feralit -Màu mỡ, có nhiều tro bụi của núi lửa. Khí hậu -Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Bắc Mianma, bắc Việt Nam có mùa đông lạnh. -Khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo. Sông ngòi -Dày đặc, nhiều sông lớn:sông Mê Công, sông Hồng. - Ngắn và dốc Khoáng sản -Phong phú: than đá, sắt, thiếc, dầu mỏ. -Nhiều than, thiếc, dầu mỏ, đồng. Hoạt động 3: Tìm hiểu dân cư và xã hội Đông Nam Á 1. Mục tiêu: Đánh giá được ảnh hưởng của tự nhiên , tài nguyên thiên nhiên tới phát triển kinh tế. 2. Phương pháp: Phương pháp đàm thoại - gợi mở, khai thác hình ảnh, số liệu thống kê. 3. Hình thức: cá nhân, cả lớp 4. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào Sgk và những hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi: - Dân cư và xã hội ĐNÁ có những đặc điểm nào? - Đặc điểm đó có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế xã hội? Bước 2: Các HS trình bày, HS khác bổ sung. Bước 3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức. II. Dân cư và xã hội 1. Dân cư: - Có dân số đông 556,2 triệu người (Năm 2005) - Mật độ dân số cao 124 người/ km2 (năm 2005) -> thị trường tiêu thụ rộng lớn. ( 2017:dân số là 648,7 triệu người. mật độ DS 149ng/km2, tỉ lệ dân thành thị 48,7%) - Tốc độ gia tăng dân số giảm dần, cơ cấu dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao động cao. - Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung đông ở các đồng bằng ven biển. - Có lao nguồn động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, nhưng trình độ chuyên môn và tay nghề còn hạn chế. 2. Xã hội: - Là khu vực đa dân tộc-> gặp khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị và xã hội ở mỗi nước. - Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, có nhiều tôn giáo. - Các nước có nhiều nét tương đồng về văn hóa, phong tục, tập quán-> thuận lợi cho hợp tác và phát triển. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - AI NHANH HƠN Câu 1. Mặc dù Đông Nam Á xuất khẩu rất nhiều loại nông sản nhưng giá trị của các mặt hàng ấy vẫn còn thấp, đó là do các hàng nông sản A. chưa đáp ứng được những yêu cầu của thị trường về chất lượng B. không cạnh tranh được với các nước khác nên phải hạ giá C. thường bị các nước tư bản chèn ép về giá cả D.phần lớn chưa qua chế biến. Câu 2. Cao su là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở các nước A. Thái Lan, Malaxia, Việt Nam, Inđônêxia B. Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam C. Thái Lan, Việt Nam, Philipine, Malaixia D. Thái Lan, Malaixia, Singapore, Việt Nam Câu 3. Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng là do A. có số dân đông, nhiều quốc gia. B. nằm tiếp giáp giữa các đại dương lớn. C. vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu và lục địa Ôxtraylia. D. là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn. Câu 4. Cho hai biểu đồ sau Hãy cho biết hai biểu đồ trên thuộc dạng biểu đồ nào sau đây A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ kết hợp. D. Biểu đồ tròn 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Câu 1: Biển Đông tiếp giáp với những quốc gia nào? Nêu vai trò của Biển Đông với các nước trong khu vực Đông Nam Á? Câu 2: Hãy cho biết khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với các biển và đại dương nào? Nêu ý nghĩa của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của khu vực? 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Chuẩn bị nối dung về các hoạt động kinh tế của khu vực Đông Nam Á. - Tìm các số liệu về ngành kinh tế của khu vực ĐNA.