Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 9: Tác động của ngoại lực lên địa hình bề mặt trái đất. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 10. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (Tiết 1) I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm ngoại lực và nguyên nhân của chúng - Biết được tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. 2. Kĩ năng: - Quan sát và nhận xét tác động của quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt trái đất qua tranh ảnh, hình vẽ, băng hình… 3.Về thái độ: - Nhận thức được đặc điểm địa hình bề mặt Trái Đất . - Biết được sự tác động của ngoại lực tới địa hình bề mặt Trái Đất làm biến đổi môi trường và có thái độ đúng đắn với việc sử dụng , bảo vệ môi trường. 4. Định hướng các năng lực được hình thành. - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, đọc hiểu văn bản. - Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh SGK và liên hệ thực tế. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Hình vẽ về tác động của ngoại lực đến bề mặt Trái Đất. - Phiếu học tập. Phong hóa lí học Phong hóa hóa học Phong hóa sinh học 1. Khái niệm 2. Tác nhân 3. Kết quả 4. VD 2. Chuẩn bị của học sinh : Sgk, bút, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Trình bày tác động của nội lực theo phương nằm ngang? Câu 2: Hãy so sánh vận động uốn nếp và vận động đứt gãy? 3.Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học ở chương trình đia lí lớp 6 và kiến thức bản thân để trả lời các câu hỏi sau: Theo em vì sao ở Quảng Bình lại có nhiều hang động? Vì sao vào ban đêm trong các sa mạc thường có những tiếng nổ lớn. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. Bước 3. HS quan sát, liệt kê, suy luận sau đó GV gọi một số HS trả lời. Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu ngoại lực 1. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm ngoại lực và nguyên nhân của chúng 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân. 4. Phương tiện dạy học: SGK,. 5. Tiền trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: - GV: Yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK trang 32 và hiểu biết bản thân hãy cho biết ngoại lực là gì? - HS dựa vào nội dung SGK trang 32 và hiểu biết bản than Bước 2: GV: Yêu cầu học sinh so sánh giữa nội lực và ngoại lực. - HS dựa vào kiến thức đã học để so sánh - GV chuẩn kiến thức. - Tác nhân ngoại lực là các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, gió, mưa …) các dạng nước (nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển …), sinh vật (động, thực vật) và con người. I. Ngoại lực - Ngoại lực là lực sinh ra ở bên ngoài trên bề mặt Trái Đất. - Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời. Hoạt động 2: Tìm hiểu tác động của ngoại. 1. Mục tiêu: - Biết được tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. - Quan sát và nhận xét tác động của quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt trái đất qua tranh ảnh, hình vẽ, băng hình… 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp/ thảo luận 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân/nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, hình 9.1, 9.2, 9.3, phiếu học tập. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: Ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình ngoại lực. Các quá trình ngoại lực bao gồm: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi sau: + Tìm hiểu khái niệm và nguyên nhân của quá trình phong hoá. + Vì sao phong hoá lại xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất? - HS nghiên cứu SGK và hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. Bước 2: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS đọc mục II.1 kết hợp quan sát hình 9.1, 9.2, 9.3 trong SGK, phiếu học tập cùng với kiến thức của bản thân để trả lời hoàn thiện câu hỏi sau: - Cho biết khái niệm, nguyên nhân, kết qủa, và cho ví dụ của các quá trình phong hóa lí học, hóa học, sinh học. - HS đọc mục II.1 kết hợp quan sát hình 9.1, 9.2, 9.3 trong SGK, phiếu học tập cùng với kiến thức của bản thân để trả lời hoàn thiện câu hỏi Bước 3: - Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm + Nhóm 1: báo cáo quá trình phong hóa hóa học. + Nhóm 2: báo cáo quá trình phong hóa lí học. + Nhóm 3: báo cáo quá trình phong hóa sinh học - HS thành lập nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký, thảo luận để hoàn thành sản phẩm học tập theo nhóm đã được phân công. - GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động. - Báo cáo kết quả và thảo luận. - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung . - HS các nhóm cử đại diện trả lời. - Các nhóm khác nhận xét. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn kiến thức. GV nhận xét, bổ sung và mở rộng kiến thức. GV: Như vậy quá trình phong hoá là quá trình chuẩn bị cho sự chuyển dời vật liệu, là bước đầu của quá trình ngoại lực làm biến đổi đá. Quá trình phong hoá diễn ra thường xuyên trên bề mặt địa cầu với những cường độ khác nhau ở các khu vực tự nhiên. Trong thực tế các quá trình phong hoá diễn ra đồng thời. Tuy nhiên, tuỳ vào điều kiện khí hậu, tính bền vững của đá… có thể có kiểu phong hoá này trội hơn kiểu phong hoá kia. II. Tác động của ngoại lực. 1. Quá trình phong hoá. + Khái niệm: Quá trình phong hoá là quá trình phá huỷ và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật về kích thước, thành phần hoá học. + Có ba loại phong hoá. a) Phong hoá lí học. - Khái niệm: Phong hoá lí học là sự phá huỷ đá thành các khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau, không thay đổi thành phần hoá học. - Nguyên nhân: do thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng, tác động của sinh vật. - Kết quả: Đá nứt vở, thay đổi kích thước. - VD: Hoạt động khai thác đá, hoạt động khai thác mỏ. b) Phong hoá hoá học. - Khái niệm: Là quá trình phá hủy đá và khoáng vật nhưng chủ yếu làm biến đổi thành phần tính chất hóa học của đá và khoáng vật - Tác nhân: Nước và các hợp chất hòa tan trong nước khí CO2, O2 và các chất do sinh vật bài tiết… - Kết quả: Xuất hiện các dạng địa hình đặc biệt như địa hình cacxtơ. - VD: Động Phong Nha (Quảng Bình), Động Hương Tích (Hà Tây) c) Phong hoá sinh học. - Khái niệm: Là sự phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật, làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá huỷ về mặt cơ giới vừa bị phá huỷ về mặt hoá học. - Tác nhân : Do tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm. rễ cây. - Kết quả: Làm cho đá vừa bị biến đổi về mặt hóa học vừa bị phá hủy về mặt cơ giới . - VD: Cây ở trên núi đá rễ tiết ra chất để hòa tan đá vôi nuôi cây nên gỗ cây rắn và chắc. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống lại kiến thức đã học. - HS vẽ ra giấy A3 và trình bày. 3.4. HOẠT ĐỘN VẬN DỤNG - Sự khác biệt cơ bản giữa 3 quá trình phong hóa: phong hóa hóa học, phong hóa lí học và phong hóa sinh học? (Gợi ý: nguyên nhân, kết quả) - Nêu một số thành ngữ, câu thơ của Việt Nam nói đến quá trình phong hóa + Nước chảy đá mòn + Dời non lấp bể + " ... Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm." 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG - Hãy kể tên một vài dạng địa hình cacxtơ mà em biết. - Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk. - Tìm hiểu về các quá trình còn lại của hoạt động ngoại lực.