Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 40: Địa lý ngành thương mại. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 10. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
Bài 40: ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: - Trình bày được vai trò của ngành thương mại. - Hiểu và trình bày được một số khái niệm (thị trường, cán cân xuất nhập khẩu), đặc điểm của thị trường thế giới 2. Về kĩ năng: Phân tích được các sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu thông kê 3. Về thái độ: Có ý thức học tập tốt hơn và hiểu đúng đắn về ngành thương mại 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, tự học. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng biểu đồ, bảng số liệu, sơ đồ để rút ra nhận xét II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1.Giáo viên: Bài soạn,SGK,SGV,chuẩn kiến thức kĩ năng,.... 2.Học sinh: SGK, vở ghi,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp: Nề nếp + Sĩ số (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời các câu hỏi sau: Em thường tiến hành hoạt động mua bán ở đâu? Em thường mua bán những cái gì? Để mua được hành hóa em cần có gì? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. Bước 3. HS quan sát, liệt kê, suy luận sau đó GV gọi một số HS trả lời. Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái niệm thị trường 1. Mục tiêu Hiểu và trình bày được một số khái niệm: Thị trường. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng PP đàm thoại vấn đáp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân/lớp. 4. Phương tiện dạy học: SGK và sơ đồ trang 154. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình ảnh, sơ đồ và nội dung trong SGK trả lời các câu hỏi sau: + Nêu khái niệm thị trường? + Thị trường hoạt động theo qui luật nào? + Trình bày khái niệm về hàng hóa, dịch vụ, vật ngang giá? +Tiền có mấy chức năng? Đó là những chức năng nào? GV: Hàng hóa có 2 thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. + H: Dựa vào nội dung SGK, hoàn thành phiếu học tập 1. (Phụ lục) - Đọc SGK và suy nghĩ trả lời. - Hoàn thiện kiến thức. - Chú ý lắng nghe. - Bước 2: Nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức. - Mở rộng: Maketting là hoạt động của con người hướng vào việc đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng thông qua trao đổi. I. Khái niệm về thị trường - Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua. - Hàng hóa là vật mang ra trao đổi trên thị trường. - Vật ngang giá: Vật được sử dụng làm thước đo giá trị của hàng hóa (vật ngang giá hiện đại là tiền). - Thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu. + Cung > cầu, giá cả thị trường có xu hướng giảm, có lợi cho người mua. + Cung < cầu, giá cả tăng, kích thích mở rộng sản xuất. Cung = cầu, giá cả ổn định Hoạt động 2: Tìm hiểu ngành thương mại 1. Mục tiêu - Trình bày được vai trò của ngành thương mại. - Hiểu và trình bày được một số khái niệm: cán cân xuất nhập khẩu. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng PP đàm thoại vấn đáp, thảo luận nhóm. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm/lớp. 4. Phương tiện dạy học: SGK; Phiếu học tập. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: Phân nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Nhóm 1,3: Tìm hiểu về vai trò ngành thương mại + Nhóm 2,4: Tìm hiểu về cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu. + Nội dung thảo luận theo phiếu học tập 2,3 (Phụ lục) Lắng nghe nội dung thảo luận - Bước 2: Quan sát, hướng dẫn HS thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc. - Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức - GV hỏi khắc sâu kiến thức: + H: Cho ví dụ chứng minh ngành nội thương phát triển sẽ làm thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ ở nước ta? + GV gợi ý thế nào là phân công lao động theo lãnh thổ. + H: Tại sao đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu là động lực thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển? - Bước 5: Nhận xét, chuẩn kiến thức. II. Ngành thương mại 1. Vai trò - Là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa và dịch vụ giữa người bán và người mua, - Điều tiết sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng. - Giúp sản xuất mở rộng và phát triển. - Ngành thương mại được chia làm hai ngành lớn: + Nội thương: Là tạo sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia, khu vực. + Ngoại thương: Tạo ra sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. 2. Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu a. Cán cân xuất nhập khẩu - Là hiệu số giữa giá trị xuất khẩu (còn gọi là kim ngạch xuất khẩu) và giá trị nhập khẩu (còn gọi là kim ngạch nhập khẩu) - Xuất khẩu > Nhập khẩu -> Xuất siêu - Xuất khẩu < Nhập khẩu -> Nhập siêu b. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu - Xuất khẩu: nguyên liệu chưa qua chế biến và các sản phẩm đã qua chế biến. - Nhập khẩu: tư liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng. Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm của thị trường thế giới (8’) 1. Mục tiêu Trình bày được đặc điểm của thị trường thế giới. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng PP đàm thoại vấn đáp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân/lớp. 4. Phương tiện dạy học: SGK; hình 40. 5. Tiến tình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: Yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK mục III và hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi sau: + H: Nêu đặc điểm của thị trường thế giới? + H: Tại sao thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu? + H: Nêu những biểu hiện chứng tỏ thị trường thế giới luôn biến động? + GV: Thị trường thế giới luôn biến động thể hiện ở sự thay đổi về giá trị xuất khẩu, loại hình dịch vụ, loại hàng xuất khẩu, giá cả thị trường. + H: Quan sát hình 40, em có nhận xét gì về tình hình xuất nhập khẩu trên thế giới? + H: Dựa vào bảng 40.1, em có thể rút ra nhận xét gì về tình hình xuất nhập khẩu của một số nước có nền ngoại thương phát triển hàng đầu thế giới năm 2001? + H: Kể tên các đồng tiền mạnh trên thế giới? - Đọc SGK và trả lời các câu hỏi. - Bước 2: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. III. Đặc điểm của thị trường thế giới - Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế là xu thế quan trọng nhất. - 3 khu vực có tỉ trọng buôn bán nội vùng và trên thế giới quan trọng nhất là: Châu Âu, châu Á, Bắc Mĩ. - Các trung tâm buôn bán lớn nhất là: Tây Âu, Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc. - Hoa Kì, Cộng hòa liên bang Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp là các cường quốc về xuất nhập khẩu. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP GV tổ chứ trò chơi: Nhanh như chớp: Chia lớp thành 2 đội và lần lượt các thành viên trong nhóm lên trả lời câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Câu 1: Quy luật hoạt động của thị trường là: A. Cung – cầu B. Cạnh tranh C. Tương hỗ D. Trao đổi Câu 2: Vật ngang giá hiện đại dùng để đo giá trị hàng hố và dịch vụ là: A. Vàng B. Đá quý C. Tiền D. Sức lao động Câu 3: Điều nào sau đây là đúng khi cung lớn hơn cầu: A. giá cả có xu hướng tăng lên B. Hàng hố khan hiếm C. Sản xuất có nguy cơ đình trệ D. Kích thích nhà sản xuất mở rộng sản xuất, kinh doanh Câu 4: Điều nào sau đây không đúng với tiền tệ: A. Là một loại hàng hố đặc biệt B. Có tác dụng là vật ngang giá chung C. Là thước đo giá trị hàng hóa, dịch vụ D. Tất cả các ý trên Câu 5: Ngành thương mại có vai trò: A. Là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng B. Điều tiết sản xuất C. Hướng dẫn tiêu dùng và tạo ra các tập quán tiêu dùng mới D. Tất cả các ý trên Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành nội thương: A. Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ B. Tạo ra thị trường thống nhất trong nước C. Phục vụ cho nhu cầu của từng cá nhân trong xã hội D. Gắn thị trường trong nước với quốc tế Câu 7: Khi chính thức tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Việt Nam là thành viên thứ: A. 148 B. 149 C. 150 D. 151 Câu 8.Năm 2001 giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta lần lượt là 15 tỉ USD và 16,2 tỉ USD vậy cán cân xuất nhập khẩu là : A. 1,2 tỉ USD B. 52,3 % C. 47,7 % D. 92,5 % Câu 9. Năm 2001 , giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Việt Nam lần lượt là 15 tỉ USD và 16,2 tỉ USD . Như vậy tỉ lệ xuất nhập khẩu của nước ta là : A. 1,2 tỉ USD B. 47, 7 % C. 47,7 % và 52,3 % D. 92,5 % Câu 10. Cho bảng số liệu:Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hành hóa của một số nước,năm 2004 Đơn vị:tỉ USD STT Nước Xuất khẩu Nhập khẩu 1 Hoa Kì 819.0 1526.4 2 CHLB Đức 914.8 717.5 3 Nhật Bản 565.6 454.5 4 Xingapo 179.5 163.8 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất nhập khẩu năm 2004 của các nước trên là: A. biểu đồ miền B. biểu đồ cột C. biểu đồ tròn D. biểu đồ đường Câu 4. Dựa vào bảng số liệu: Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hành hóa của một số nước,năm 2004 Đơn vị: tỉ USD STT Nước Xuất khẩu Nhập khẩu 1 Hoa Kì 819.0 1526.4 2 CHLB Đức 914.8 717.5 3 Nhật Bản 565.6 454.5 Cán cân xuất nhập khẩu của Hoa kì năm 2004 là: A. 707.4 tỉ USD B. -704.4 tỉ USD C. -700.4 tỉ USD C. -777.4 tỉ USD 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Câu hỏi: Cho bảng số liệu sau GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ DÂN SỐ CỦA HOA KÌ, TRUNG QUỐC, NHẬT BẢN NĂM 2004 Quốc gia Giá trị xuất khẩu (tỉ USD) Dân số (triệu người) Hoa Kì 819,0 293,6 Trung Quốc (kể cả đặc khu Hồng Công) 858,9 1306,9 Nhật Bản 566,5 127,6 a) Tính giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người của các quốc gia trên. b) Vẽ biểu đồ hình cột để thể hiện. c) Rút ra nhận xét cần thiết. a) Tính giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người Áp dụng công thức: Giá trị Xuất khẩu BQĐN = Giá trị Xuất khẩu / Dân số = ? USD/người. Như vậy ta được kết lần lượt là: + Hoa Kì: 2789,5 USD/người. + Trung Quốc (kể cả đặc khu Hồng Công): 657,2 USD/người. + Nhật Bản: 4439,6 USD/người. b) Vẽ biểu đồ hình cột c) Nhận xét – Giá trị xuất khẩu bình quân trên đầu người cao nhất là Nhật Bản, tiếp theo là Hoa Kì, sau đó là Nhật Bản. – Trung Quốc có giá trị xuất khẩu cao nhất, nhưng giá trị xuất khẩu bình quân trên đầu người thấp nhất. – Nhật Bàn có giá trị xuất khẩu thấp nhất, nhưng giá trị xuất khẩu bình quân trên đầu người cao nhất. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG - Nắm các kiến thức vừa học. - Chuẩn bị bài mới: Chuyên đề: Môi trường.