Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 10. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
Bài 33 . MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Phân biệt được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. - Biết được sự phát triển từ thấp lên cao của các hình thức này. 2. Kĩ năng: Nhận diện được những đặc điểm chính của mỗi hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. 3. Thái độ, hành vi: - Biết được các hình thức TCLTCN ở Việt Nam và địa phương - Ủng hộ và có những đóng góp tích cực trong các hình thức cụ thể ở điạ phương (điểm công nghiệp, khu công nghiệp, ...) 4. Năng lực hướng tới - Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, hình ảnh. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Bản đồ công nghiệp thế giới, VN. - Máy chiếu, tranh ảnh liên quan. 2. Học sinh. - Sgk, vở bài tập, vở ghi. III. Tổ chức hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Giáo viên cho học sinh xem lần lượt các hình ảnh về các hoạt động sản xuất công nghiệp của VN hoặc thế giới (một số nhà máy, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp) và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: + Các hình ảnh, clip trên nói về điều gì? Bước 2: HS nhận nhiệm vụ: HS làm việc theo hình thức cặp đôi. (GV theo dõi thái độ làm việc của HS) Bước 3: GV thuyết trình bổ sung và chuẩn kiến thức và dẫn dắt vào bài mới. Các điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật ở mỗi lãnh thổ khác nhau đã hình thành các hình thức TCLTCN khác nhau. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các hình thức TCLTCN chính, đó là Điểm CN, Khu CN tập trung, TTCN, Vùng CN 3. 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp (3 phút) a. Mục tiêu: - HS biết vai trò của các TCLT công nghiệp. b. Phương thức: cả lớp, phát vấn, thuyết trình. c. Tiến trình hoạt động: Hoạt động của HS và GV Nội dung Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh đọc SGK và hiểu biết bản, hãy trả lời câu hỏi: - Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò như thế nào đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội? Liên hệ đối với nước ta? + Thời gian: 2 phút. HS nhận nhiệm vụ: HS đọc SGK trả lời. Trao đổi – thảo luận: Giáo viên gọi một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung kiến thức. Đánh giá và chốt kiến thức: GV thuyết trình bổ sung và chuẩn kiến thức. I. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Sö dông hîp lý nguån tµi nguyªn thiªn nhiªn, vËt chÊt vµ lao ®éng. - Thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Hoạt động 2: Tìm hiểu Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp (30 phút) a. Mục tiêu: - Biết những đặc điểm chính của điểm công nghiệp, khu công nghiệp. Trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp. - Xác định được điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập, trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp Bản đồ. b. Phương thức: thảo luận nhóm (4 nhóm), dạy học hợp tác, khai thác hình ảnh. c. Phương tiện: - Bản đồ công nghiệp thế giới, VN. - Máy chiếu, tranh ảnh liên quan. d. Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA HS VÀ GV NỘI DUNG Chuyển giao nhiệm vụ: - GV Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và phân nhiệm vụ cho các nhóm Nhóm 1: Điểm công nghiệp Nhóm 2: Khu công nghiệp tập trung Nhóm 3: Trung tâm công nghiệp Nhóm 4: Vùng công nghiệp - Giáo viên yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong bảng Một số hình thức TCLTCN và sự hiểu biết của bản thân, hãy: + Hoàn thành nội dung theo phiếu học tâp. + Lấy ví dụ minh họa về các hình thức TCLTCN của nước ta. + Thời gian thực hiện 5 phút. - HS nhận nhiệm vụ: Làm việc với bảng Một số hình thức TCLTCN trong SGK và trao đổi trong nhóm để trả lời. - Trao đổi – thảo luận: Các nhóm báo cáo và trao đổi với nhóm khác về kết quả làm việc. - Đánh giá và chốt kiến thức: + GV đánh giá và chuẩn kiến thức. + GV giới thiệu cho HS một số hình ảnh về các hình thức TCLTCN. + GV gọi học sinh lên xác định một số trung tâm CN, vùng CN trên bản đồ. II. Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp 1. Điểm công nghiệp 2. Khu công nghiệp tập trung 3. Trung tâm công nghiệp 4. Vùng công nghiệp Thông tin phản hồi Phiếu học tập Điểm công nghiệp Khu công nghiệp Trung tâm công nghiệp Vùng công nghiệp Vị trí Nằm gần nguồn nguyên, nhiên liệu. Khu vực có ranh giới rõ ràng, gần các cảng biển, quốc lộ, sân bay... - Gắn với các đô thị vừa và nhỏ có vị trí địa lí thuận lợi. - Vùng lãnh thổ rộng lớn. Quy mô Quy mô nhỏ chỉ gồm 1 hoặc 2 xí nghiệp. Quy mô khá lớn, gồm nhiều xí nghiệp công nghiệp và xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất. - Gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất kĩ thuật, công nghệ. - Gồm nhiều xí nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ giữa các xí nghiệp Không có mối liên hệ về mặt kĩ thuật sản xuất, kinh tế với các xí nghiệp khác. Các xí nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao. - Có các xí nghiệp nòng cốt - Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ - Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hoá của vùng. - Có các ngành phục vụ và bổ trợ. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Câu 1: Một trong những đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung là? A. Có các xí nghiệp hạt nhân. B. Bao gồm 1 đến 2 xí nghiệp đơn lẻ. C. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp. D. Có các xí nghiệp hỗ trợ sản xuất công nghiệp. Câu 2: Ý nào sau đây là một trong những đặc điểm của vùng công nghiệp? A. Đồng nhất với một điểm dân cư. B. Có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi. C. Có các ngành phục vụ và bổ trợ. D. Có các xí nghiệp nòng cốt. Câu 3: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của điểm công nghiệp ? A. Đồng nhất với một điểm dân cư. B. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp. C. Có một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa. D. Gồm 1 đến 2 xí nghiệp gần nguồn nguyên – nhiên liệu. Câu 4: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của khu công nghiệp tập trung ? A. Có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi. B. Đồng nhất với một điểm dân cư. C. Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp. D. Sản xuất các sản phẩm để tiêu dùng, xuất khẩu. + Trả lời câu hỏi 1,2 SGK trang 132. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Chuyển giao nhiệm vụ: HS về nhà tìm hiểu tư liệu về một số khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp của tỉnh Quảng Nam hoặc VN. ( Nội dung: Tên hình thức - Vai trò – Nhân tố ảnh hưởng đến phân bố và hoạt động của hình thức đó). Giờ học sau sẽ báo cáo kết quả. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG - Sơ đồ hóa kiến thức bài học. - Chuẩn bị nội dung bài thực hành. BÀI 34: THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Về kiến thức: - Củng cố kiến thức về ngành công nghiệp cơ bản quan trọng của công nghiệp nặng là ngành công nghiệp năng lượng. Biết được cơ cấu sử dụng năng lượng, xu hướng và nguyên nhân thay đổi việc sử dụng các tài nguyên năng lượng 2. Về kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng vẽ và phân tích, nhận xét biểu đồ. 3. Thái độ: - Có ý thức học tập 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, hình ảnh. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án, bài giảng, phiếu học tập, thước kẻ 2. Chuẩn bị của HS - Máy tính cá nhâ Bút chì, thước kẻ, bút màu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - GV giới thiệu, dẫn dắt vào bài học. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Mục tiêu - Vẽ và phân tích biểu đồ tình hình sản xuất của 1 số ngành công nghiệp (biểu đồ cột, biểu đồ miền). - Học sinh biết cánh tính toán tốc độ tăng trưởng các sản phẩm chủ yếu: than, dầu, điện, thép. - Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ và nhận xét. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng PP đàm thoại vấn đáp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm/lớp. 4. Phương tiện dạy học: SGK.. 5. Tiến trình hoạt đông Năm Sản phẩm 1950 1960 1970 1980 1990 2003 Than Dầu mỏ Điện Thép 100 100 100 100 143 201 238 138 161 447 513 314 207 586 852 61 186 637 1224 407 291 746 1536 460 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: Giáo viên giới thiệu nội dung bài thực hành 1.Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm công nghiệp: than, dầu mỏ, điện, thép trên thế giới kỳ 1950 – 2003. 2. Nhận xét, giải thích. - Bước 2: GV hướng dẫn HS + Xử lí số liệu ra %. + Vẽ biểu đồ đường. + Nhận xét theo từng ngành công nghiệp và giải thích. - Thực hiện theo hướng dẫn của GV và hoàn thiện kiến thức. 1. Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu: Lấy năm 1950 = 100% -> Than 1960 = Tương tự ta có bảng số liệu: - GV hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ đường: + Bước 1: Vẽ hệ trục toạ độ gồm 2 trục đứng và ngang + Bước 2: Thể hiện nội dung của 2 trục: Trục đứng: %, trục ngang: năm + Bước 3: Chia tỉ lệ thích hợp trên trục đứng, chia khoảng cách năm ở trục ngang + Bước 4: Vẽ các đường theo các giá trị đã tính. + Bước 5: Chú giải. + Bước 6: Tên biểu đồ. 2. Nhận xét và giải thích - Đây là sản phẩm của các ngành công nghiệp quan trọng: năng lượng và luyện kim. - Than là năng lượng truyền thống. Trong 50 năm, nhịp độ tăng trưởng khá đều. + Thời kỳ 1980 -> 1990 tốc độ tăng có chậm lại do đã tìm được nguồn năng lượng khác thay thế(dầu khí, hạt nhân…). + Cuối 1990 ngành khai thác than lại phát triển do đây là loại nhiên liệu có trữ lượng lớn, do phát triển mạnh công nghiệp hoá học. - Dầu mỏ tốc độ tăng trưởng khá nhanh trung bình 12,2%/ năm. Do có nhiều ưu điểm khả năng sinh nhiệt cao là nguyên liệu cho công nghiệp hoá dầu. - Điện là ngành công nghiệp năng lượng trẻ, phát triển gắn liền với tiến bộ khoa học kỹ thuật. + Tốc độ phát triển rất nhanh, trung bình 27,1 % / năm. + Đặc biệt từ thập kỷ 80 trở lại đây tốc độ tăng trưởng rất cao, 1990: 1224% , 2003: 1536% - Thép là sản phẩm của công nghiệp luyện kim đen, được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp chế tạo cơ khí, xây dựng và đời sống. + Tốc độ tăng trưởng của thép từ 1950 -> nay khá đều (trung bình 6,8%) + 1950 sản lượng thép 189 triệu tấn + 1960 tăng lên 346 triệu tấn (183%) + 1970 tăng 314 % 2003 tốc độ tăng trưởng đạt 460% 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) GV giao nhiệm vụ cho HS dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận b) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Hoàn thành bài thực hành. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. - Trả lời những câu hỏi có trong sgk. BÀI 35: VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức: - Trình bày được vai trò, cơ cấu và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ - Biết được đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới. 2.Kĩ năng: - Phân tích bảng số liệu về một số ngành dịch vụ, biết vẽ biểu đồ cột -Xác định được trên bản đồ các trung tâm dịch vụ lớn trên thế giới. 3.Thái độ: Có ý thức học tập môn địa lí tốt hơn 4. Định hướng các năng lực được hình thành. - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tính toán, tái tạo kiến thức - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sơ đồ, biểu đồ, số liệu thống kê. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng. - Phiếu học tập. - Bản đồ phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới. 2. Chuẩn bị của học sinh : Sgk, bút, vở ghi. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết cá nhân hoàn thành nội dung bài tập sau đây: Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp? Hãy kể thêm các hoạt động dịch vụ mà em biết A B Cung cấp lương thực thực phẩm cho con người Trồng trọt, chăn nuôi Công nghiệp Phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của con người. Giáo dục, giao thông vận tải, đăng kí sử dụng đất Dịch vụ Tạo ra của cải vật chất lớn cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác Năng lượng, máy móc thiết bị Nông nghiệp Bước 2. HS học sinh huy động kiến thức suy nghĩ, lựa chọn sau đó GV gọi một số HS trả lời. Bước 3. GV đánh giá kết quả của HS và dẫn dắt HS vào bài học mới. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu Cơ cấu, vai trò của các ngành dịch vụ 1. Mục tiêu: - Trình bày được vai trò, cơ cấu ngành dịch vụ. - Phân tích bảng số liệu về một số ngành dịch vụ. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân. 4. Phương tiện dạy học: SGK. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: - GV: Yêu cầu HS dựa vào các hoạt động dịch vụ đã kể ở phần khởi động hãy sắp xếp các hoạt động vào 3 nhóm sau đây sao cho phù hợp: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công. - HS dựa vào các hoạt động dịch vụ đã kể ở phần khởi động để sắp xếp. -GV chuẩn kiến thức. Bước 2: - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK và hiểu biết cá nhân thảo luận cặp trả lời các câu hỏi sau đây + Hãy trình bày vai trò của ngành dịch vụ? + Chứng minh số lao động trong ngành dịch vụ tăng lên nhanh chóng? - HS dựa vào kiến thức SGK và hiểu biết cá nhân thảo luận cặp. - GV theo dõi các nhóm hoạt động. - Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. I. Cơ cấu, vai trò của các ngành dịch vụ 1. Cơ cấu + Dịch vụ kinh doanh(sx) :GTVT, TTLL, tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản, tư vấn, các dịch vụ nghề nghiệp,... + Dịch vụ tiêu dùng: Thương mại, sửa chữa, khách sạn, du lịch, dịch vụ cá nhân (y tế,giáo dục, thể thao), cộng đồng. +Dịch vụ công: Khoa học công nghệ, quản lí nhà nước, hoạt động đoàn thể (bảo hiểm bắt buộc). 2.Vai trò -Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giao lưu quốc tế -Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế -Sử dụng tốt nguồn lao động, tạo việc làm - Khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại phục vụ con người. 3. Đặc điểm và xu hướng phát triển Trên thế giới hiện nay, số lao động trong ngành dịch vụ tăng lên nhanh chóng + Các nước phát triển: Khoảng 80% (50→79%) Hoa Kì 80%; Tây Âu 50 - 79% + Các nước đang phát triển khoảng 30%: Việt Nam: 23,2% (năm 2003); 24,5% (năm 2005) Hoạt động 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ 1. Mục tiêu: -Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ - Phân tích được sơ đồ 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân/nhóm 4. Phương tiện dạy học: sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng (H34.1) 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ H34.1trong SGK kết hợp với hiều biết cá nhân hãy trình bày các nhân tố và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển phân bố các ngành dịch vụ? Lấy ví dụ chứng minh. - HS dựa vào sơ đồ H34.1 trong SGK kết hợp với hiều biết cá nhân để trả lời các câu hỏi. - Sau hoạt động cá nhân GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm lại chia thành 4 nhóm nhỏ với nội dung được giao như sau + Nhóm 1: Nhân tố 1,2 + Nhóm 2: Nhân tố 3,4 + Nhóm 3: Nhân tố 5,6 - HS chia nhóm hoạt động theo yêu cầu của GV. - GV theo dõi các nhóm hoạt động. - Báo cáo kết quả và thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức. II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ -Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội: Đầu tư, bổ sung lao động dịch vụ - Quy mô, cơ cấu dân số: Nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ - Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư: Mạng lưới dịch vụ; -Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán: Hình thức tổ chức mạng lưới dịch vụ - Mức sống và thu nhập thực tế:Sức mua và nhu cầu dịch vụ; - Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa lịch sử, cơ sở hạ tầng du lịch: Sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch. Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới 1. Mục tiêu: - Biết được đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới. -Xác định được trên bản đồ các trung tâm dịch vụ lớn trên thế giới. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân. 4. Phương tiện dạy học: Bản đồ phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - GV: Yêu cầu HS nhắc lại cơ cấu các ngành kinh tế? Hãy cho biết đặc điểm cơ cấu ngành kinh tế ở nhóm nước phát triển và đang phát triển? - HS nhắc lại đặc điểm cơ cấu ngành kinh tế ở nhóm nước. - GV chuẩn kiến thức. - GV yêu cầu HS quan sát H34 nhận xét về tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước? Nhận xét cả trong cơ cấu lao động? Lấy ví dụ chứng minh trên lược đồ. - HS quan sát H34 nhận xét về tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước - GV chuẩn kiến thức. III. Đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới -Trong cơ cấu lao động:Các nước phát triển: trên 50%,các nước đang phát triển khoảng 30%. -Trong cơ cấu GDP: Các nước phát triển trên 60%, các nước đang phát triển thường dưới 50% -Trên thế giới các thành phố cực lớn, đồng thời là trung tâm dịch vụ lớn: NiuIooc (Bắc Mĩ, Luân Đôn (Tây Âu), Tôkiô (Đông Á) 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy - HS hoàn thiện trên giấy A4, và trình bày sản phẩm. 3.4. HOẠT ĐÔNG VẬN DỤNG - Câu 1: Lấy ví dụ chứng minh ở đâu đông dân thì ở đó tập trung nhiều hoạt động ví dụ. Câu 2: Tại sao Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG - Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk. - Tìm hiểu đặc điểm phân bố các loại hình GTVT.