Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 20: Lớp vỏ địa lý. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 10. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
BÀI 20: LỚP VỎ ĐỊA LÍ. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ. I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Hiểu khái niệm của lớp vỏ địa lí. - Hiểu và trình bày được khái niệm về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí; nguyên nhân, các biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật này. - Biết phân tích để thấy rõ mối quan hệ mật thiết giữa các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lí. 2. Kĩ năng: - Phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần của tự nhiên. - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để đưa ra được những ví dụ về các hiện tượng nhằm minh họa qui luật. 3.Về thái độ: - Nhận thức được sự cần thiết phải nghiên cứu tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí trong việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên. 4. Định hướng các năng lực được hình thành. - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng sơ đồ, liên hệ thực tế. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, đồ dùng dạy học 2. Chuẩn bị của học sinh : Sgk, bút, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Dựa vào hình 19.1, 19.2, hãy cho biết dọc theo kinh tuyến 80o Đ từ Bắc xuống Nam có những thảm thực vật và các nhóm đất nào? Chúng thuộc các đới khí hậu nào? 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: Giao nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy cho biết: Thảm thực vật và đất trên toàn bộ Trái Đất có đồng nhất không? Vì sao? Bước 2. HS liệt kê, suy luận, giải thích sau đó GV gọi một số HS trả lời. Bước 3. GV đánh giá kết quả của HS và dẫn dắt HS vào bài học mới. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: tìm hiểu lớp vỏ địa lí 1. Mục tiêu: Hiểu khái niệm của lớp vỏ địa lí. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân. 4. Phương tiện dạy học: SGK, hình 20.1. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - GV: yêu cầu HS quan sát hình 20.1 và phần bài viết trong SGK để: - Nêu khái niệm và đặc điểm của lớp vỏ địa lí. - Nhận xét về bề dày của lớp vỏ địa lí và lớp vỏ Trái Đất (ở lục địa và đại dương) - HS quan sát 20.1 và nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi. - GV: chuẩn kiến thức Chuyển ý: Ta đã biết các quyển trong lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập và tác động lẫn nhau. Điều đó được biểu hiện cụ thể như thế nào? Nguyên nhân của nó mang lại ý nghĩa gì? I. Lớp vỏ địa lí + Là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau giữa các quyển. a. Vỏ Trái Đất: - Chiều dày: 5→70 km - Phạm vi: Từ bề mặt Trái Đất đến bao Manti - Trạng thái, thành phần:Vỏ cứng, gồm các lớp trầm tích, granit (sian), badan (sima) b. Vỏ địa lí. - Chiều dày: 30→35 km - Phạm vi: Từ giới hạn dưới của tầng ô dôn đến: đáy vực thẳm đại dương, đáy lớp vỏ phong hóa - Trạng thái, thành phần: gồm 5 quyển: khí, thạch, thủy, thổ, sinh Những hiện tượng và quá trình xảy ra trong lớp vỏ địa lí đều do các quy luật tự nhiên chi phối Hoạt động 2: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí 1. Mục tiêu: - Hiểu và trình bày được khái niệm về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí; nguyên nhân, các biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật này. - Biết phân tích để thấy rõ mối quan hệ mật thiết giữa các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lí. - Phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần của tự nhiên. - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để đưa ra được những ví dụ về các hiện tượng nhằm minh họa qui luật. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm/báo cáo. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân/nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK,. hình 20.1. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: - GV: yêu cầu HS đọc SGK, dựa vào hiểu biết cá nhân nêu khái niệm quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí và nguyên nhân tạo nên quy luật. - HS đọc SGK để trả lời câu hỏi. - GV hỏi thêm: + Thế nào là mối quan hệ quy định lẫn nhau? + Hãy nêu các thành phần của tự nhiên. + Giải thích nguyên nhân hình thành quy luật. - HS dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi. - GV chuẩn kiến thức - Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS đọc 3 ví dụ trong SGK, hiểu biết bản thân hãy trả lời các câu hỏi sau + Biểu hiện của quy luật: Qua 3 ví dụ hãy cho biết: Trong một lãnh thổ có phải chỉ có 1 thành phần tự nhiên tồn tại hay không? Nếu không thì các thành phần tự nhiên đó tác động đến nhau như thế nào? + Ý nghĩa thực tiễn: Trong khai thác tự nhiên cần chú ý điều gì? Bước 2: - Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 2 nhóm lớn, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm + Nhóm 1: Trình bày biểu hiện của quy luật + Nhóm 2: Trình bày ý nghĩa thực tiễn. - HS thành lập nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký. HS các nhóm dựa vào kiến thức đã học, SGK thảo luận. - GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động. - Báo cáo kết quả và thảo luận. - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. - HS các nhóm cử đại diện trả lời, các nhóm nhận xét. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn kiến thức. II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí 1. Khái niệm và nguyên nhân - Khái niệm (SGK) - Nguyên nhân: + Là do tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của nội lực và ngoại lực + Những thành phần này luôn xâm nhập vào nhập vào nhau trao đổi vật chất và năng lượng với nhau, khiến chúng gắn bó mật thiết để tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh 2. Biểu hiện của quy luật Trong 1 lãnh thổ: - Các thành phần tự nhiên luôn có sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau. - Nếu 1 thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ. 3. Ý nghĩa thực tiễn - Sự cần thiết phải cẩn trọng trong ứng xử với thiên nhiên 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống lại kiến thức bài học. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Câu 1. Hãy lấy ví dụ về sự thay đổi của khí hậu, sinh vật sẽ làm thay đổi các thành phần khác của tự nhiên. Câu 3. Lấy một vài ví dụ minh họa về những hậu quả xấu do tác động của con người gây ra đối với môi trường tự nhiên. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG - Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk. - Tìm hiểu các tổ chức liên kết mạng tính khu vực và quốc tế.