Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 10. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
BÀI 12: SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Phân tích được mối quan hệ giữa khí áp và gió, nguyên nhân làm thay đổi khí áp - Biết được nguyên nhân hình thành một số loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất. - Biết được nguyên nhân hình thành một số loại gió chính. 2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ Khí hậu thế giới để trình bày sự phân bố các khu áp cao, áp thấp, sự vận động của các khối khí trong tháng 1 và tháng 7. 3.Về thái độ: - Nhận thức được ảnh hưởng của gió đến môi trường sống. 4. Định hướng các năng lực được hình thành. - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: xác định mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên - Bản đồ tự nhiên thế giới; Bản đồ khí áp và gió thế giới. - Kênh hình SGK. - Phiếu học tâp: - PHT 1: HS đọc SGK và vốn hiểu biết hoàn thành bảng sau. Tiêu mục Gió Tây ôn đới Gió Mậu dịch (Tín phong) Phạm vi hoạt động Thời gian hoạt động Hướng gió Tính chất của gió - PHT 2: HS đọc SGK và vốn hiểu biết hoàn thành bảng sau. Tiêu mục Gió mùa Khái niệm Nguyên nhân Phân loại Phân bố 2. Chuẩn bị của học sinh : Sgk, bút, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Trình bày sự phân bố các khối khí va frông trên Trái Đất? Câu 2: Có những nguyên nhân nào làm thay đổi nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất? 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: Giao nhiệm vụ: Trong bài thơ “Sóng” nhà thơ Xuân Quỳnh đã viết “Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau” Các em hãy dựa vào kiến thức đã học ở chương trình Địa lí lớp 6 kết hợp với hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi “Gió bắt đầu từ đâu?” giúp nhà thơ Xuân Quỳnh. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. Bước 3. HS quan sát, liệt kê, suy luận sau đó GV gọi một số HS trả lời. Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, phân tích để dẫn dắt HS vào bài học mới. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân bố khí áp 1. Mục tiêu: - Phân tích được mối quan hệ giữa khí áp và gió, nguyên nhân làm thay đổi khí áp - Sử dụng bản đồ Khí hậu thế giới để trình bày sự phân bố các khu áp cao, áp thấp. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp/ thảo luận. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân/ cặp 4. Phương tiện dạy học: SGK, hình 12.1, 12.2 và 12.3. 5. Tiến trình hoạt động Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Bước 1. GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và kết hợp sử dụng hình 12.1 thảo luận và trả lời các câu hỏi : (1) Khí áp là gì? (1) Nhận xét sự phân bố khí áp.Các đai áp cao, áp thấp từ xích đạo đến cực có liên tục không ? Vì sao ? Bước 2. HS trả lời GV có thể phát vấn gợi mở thêm về các vấn đề sau: Khí áp là sức nén của không khí xuống mặt đất. ? Theo em sức nén này có thay đổi không? có mạnh lên hoặc yếu đi không?Và xảy ra trong trường hợp nào ? ? Nguyên nhân nào làm thay đổi khí áp ? - Khi tỷ trọng không khí tăng sức nén tăng thì khí áp tăng. - Khi không khí chứa nhiều hơi nước,khí áp giảm và cùng một khí áp và nhiệt độ như nhau thì 1lít hơi nước nhẹ hơn một lít không khí khô. Do vậy, khi nhiệt độ cao hơi nước bốc hơi lên chiếm chổ của không khí khô làm khí áp giảm. Điều này xảy ra ở vùng áp thấp xích đạo do hơi nước bốc hơi nhiều. Bước 3. GV chốt kiến thức I. Sự phân bố khí áp - Khí áp là sức nén của không khí xuống mặt Trái Đất 1. Sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất - Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo. Không khí di chuyển từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp tạo nên gió - Kí hiệu: (+) áp cao (- ) áp thấp - Thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt 2. Nguyên nhân thay đổi của khí áp a. Khí áp thay đổi theo độ cao - Càng lên cao khí áp càng giảm. Vì càng lên cao, không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ b. Khí áp thay đổi theo nhiệt độ - Nhiệt độ tăng không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm - Nhiệt độ giảm không khí co lại tỉ trọng tăng lên, khí áp tăng c. Khí áp thay đổi theo độ ẩm - Độ ẩm càng tăng khí áp càng giảm và ngược lại. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân bố khí áp 1. Mục tiêu: - Phân tích được mối quan hệ giữa khí áp và gió. - Biết được nguyên nhân hình thành một số loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất. - Biết được nguyên nhân hình thành một số loại gió chính. - Sử dụng bản đồ Khí hậu thế giới để trình bày sự vận động của các khối khí trong tháng 1 và tháng 7. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp/ thảo luận. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân/ nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, hình 12.1, 12.4, 12.5 và phiếu học tập 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: - GV sử dụng sơ đồ các đai gió để gợi ý và yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về gió, nguyên nhân sinh ra gió. - Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS đọc mục II-1,2, quan sát hình 12.1, 12.4, 12.5 kết hợp kiến thức trong SGK, kiến thức của bản thân và phiếu học tập để hoàn thiện các câu hỏi sau: * Phân bố theo vĩ độ địa lí + Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ? + Nhận xét sự thay đổi biên độ nhiệt năm theo vĩ độ? - Gió Tây ôn đới và gió Mậu dịch * Phạm vi hoạt động. * Hướng gió thổi. * Tính chất của gió. - Gió đất * Phạm vi hoạt động. * Hướng gió thổi. - Gió phơn * Phạm vi hoạt động. * Tính chất của gió. - HS đọc mục II-1,2, quan sát hình 12.1, 12.4, 12.5 kết hợp kiến thức trong SGK, kiến thức của bản thân và phiếu học tập để hoàn thiện các câu hỏi. Bước 2: - Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm + Nhóm 1: báo cáo gió Tây ôn đới + Nhóm 2: báo cáo gió Mậu dịch +Nhóm 3: báo cáo gió đất, gió phơn - HS thành lập nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký, thảo luận để hoàn thành sản phẩm học tập theo nhóm đã được phân công. - GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động. - Báo cáo kết quả và thảo luận. - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. - HS các nhóm cử đại diện trả lời. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn kiến thức. - GV yêu cầu HS quan sát hình 11.2, 11.3 xác định trên bản đồ, lược đồ một số trung tâm áp, hướng gió và giải hội tụ nhiệt đới tháng 1 và tháng 7. - GV chuẩn kiến thức. - GV yêu cầu HS dựa vào hình 11.2, 11.3, kiến thức SGK và hiểu biết của bản thân thảo luận cặp hoàn thành phiếu học tập - GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động. - Báo cáo kết quả và thảo luận. - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn kiến thức. II. Một số loại gió chính. 1. Gió Tây ôn đới. - Khu vực hoạt động: Áp cao cận nhiêt về áp thấp ôn đới. - Hướng thổi: BCB là tây nam, BCN là Tây bắc. - Thời gian hoạt động: quanh năm. - Tính chất: ẩm, mưa nhiều. 2. Gió Mậu dịch. - Khu vưc hoạt động: Áp cao cận nhiêt về áp thấp xích đạo. - Hướng thổi: BCB là đông bắc, BCN là đông nam. - Thời gian hoạt động: quanh năm. - Tính chất: khô. 4. Gió địa phương a/ Gió biển, gió đất - Hình thành ở vùng ven biển - Hướng gió thay đổi theo ngày và đêm. Ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền, ban đêm ngược lại b/ Gió phơn - Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở nên nóng và khô 3. Gió mùa. - Gió mùa là gió thổi theo mùa có chiều ngược hướng nhau và tính chất khác nhau. - Gió mùa: Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. - Thời gian hoạt động: Thay đổi theo mùa. - Nguyên nhân: Do sự nóng lên hoặt lanh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa nên hình thành các vùng khí áp khác nhau giữa lục địa và đại dương. - Khu vưc hoạt động: thường ở đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi... 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - GV giới thiệu trò chơi “ vòng quay địa lí” Câu 1. Gió Tây ôn đới là loại gió A. thổi đều đặn theo mùa. B. hướng chủ yếu là hướng Tây. C. thổi từ phía Tây Đại tây dương đến. D. thổi từ phía Tây Thái bình dương đến. Câu 2. Gió mậu dịch thổi theo hướng. A. thổi thường xuyên từ áp cao cận cực về áp thấp ôn đới. B. thổi thường xuyên từ áp cao cực về khu vực chí tuyến. C. thổi thường xuyên từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới. D. thổi thường xuyên từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo. Câu 3. Gió mùa là loại gió A. thổi không đều trong năm, mùa đông gió thổi mạnh. B. thổi đều đặn theo mùa, hướng gió hai mùa giống nhau. C thổi theo mùa, hướng hai mùa gió trái ngược nhau. D. mùa đông từ biển thổi vào; mùa hè từ lục địa thổi ra. Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là A.sự chênh lệch khí áp giữa xích đạo và vùng cận chí tuyến. B. sự chênh lệch tỷ áp giữa lục địa và đại dương theo mùa. C. sự chênh lệch khí áp giữa vùng các chí tuyến và vùng ôn đới. D. sự chênh lệch khí áp giữa bán cầu bắc và bán cầu Nam theo mùa. Câu 5. Gió đất và gió biển hình thành là do A.trời nắng gay gắt, không có mây nhiều. B. không có sự chênh lệch lớn về khí áp. C. ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới. D. sự chênh lệch khí áp giữa đất và biển. Câu 6. Gió fơn khô nóng thổi vào mùa hạ ở vùng Bắc Trung bộ nước ta có hướng là A.tây nam. B.đông nam. C.tây bắc. D.đông bắc. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Gió mùa mùa đông hoạt động vào nước ta từ tháng nào và hướng cúa gió? - Dựa vào hình 12.4 – SGK 47 hãy trình bày sự hình thành và hoạt động của gió gió phơn ? Liên hệ Việt Nam 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Vẽ sơ đồ hệ thống kiến thức của các loại gió. - Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk. - Tìm hiểu nguyên nhân làm thay đổi lượng mưa.