Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có : văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..

BÀI 7: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Vì vậy cần sử dụng hợp lý tài nguyên đất, không làm ô nhiễm, suy thoái và suy giảm các nguồn tài nguyên này. - Biết được những nhân tố này đã ảnh hưởng đến sự hình thành nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, đang phát triển theo hướng thâm canh và chuyên môn hoá. 2. Kĩ năng - Phân tích , đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển nông nghiệp nước ta 3. Thái độ - Giáo dục tinh thần có trách nhiệm với các vấn đề cộng đồng, đất nước 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực riêng: năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng số liệu II.CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Bản đồ địa lí tự nhiên VN. - Bản đồ khí hậu VN. - Máy chiếu 2. Học sinh: - Sách giáo khoa, vở ghi, vở bài tập, sưu tầm tranh ảnh về hoạt động nông nghiệp ở nước ta III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định tổ chức (1’) 2.Kiểm tra (5’) Nêu những thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế nước ta thời kỳ đổi mới? 3. Các hoạt động dạy học 3.1. Hoạt động mở đầu Bước 1: Giao nhiệm vụ: trò chơi CHÚNG TÔI LÀ NÔNG DÂN - GV hỏi HS: quê các con ở đâu? - HS trả lời ( Nam Định, Thái Bình, Hà Nội….) - Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau chơi trò chơi chúng tôi là nông dân. Mỗi hs trng lớp là một bác nông dân, Hs viết nhanh sản phẩm đặc sản của quê hương mình ra giấy note - Gv cho hs 1 phút chuẩn bị sau đó gọi từng bác nông dân của từng quê trả lời. - Gv: Mỗi vùng miền ở nước ta có cây trồng và vật nuôi khác nhau. Vậy những nhân tố nào dẫn đến sự khác nhau đó? Vậy các nhân tố này có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển, phân bố nông nghiệp nước ta cũng như tại chính địa phương mình. Mời các em cùng tìm hiểu và khám phá trong ngày hôm nay. 3. 2. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN (18 phút) * Mục tiêu - Trình bày được các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. - Phân tích được các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Thuyết trình - Hoạt động: Cá nhân/nhóm * Phương tiện - Máy chiếu/ poster/ infographic tùy điều kiện phù hợp để giao nhiệm vụ cho học sinh. - GV cung cấp tiêu chí đánh giá thuyết trình và nội dung sản phẩm * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: Giao nhiệm vụ Chia lớp thành 8, mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng và 1 thư kí, sau đó hoàn thành phiếu học tập: Các nhân tố Đặc điểm cơ bản Thuận lợi Khó khăn Tài nguyên đất Tài nguyên khí hậu Tài nguyên nước Tài nguyên sinh vật ❖ Nhóm 1 + 5 :Tài nguyên đất. ? Cho biết vai trò của tài nguyên đất ? Kể tên các nhóm đất chính? Phân bố ở đâu và thích hợp với cây trồng nào ? ? Đất là tài nguyên vô giá không thể thay thế được nhưng hiện hay đã có biện pháp nào thay thế cho tài nguyên đất để phát triển nông nghiệp ? ( Thủy canh: sử dụng nước và các chất dinh dưỡng trong nước để trồng cây nhưng do tốn kém và không phát triển rộng khắp phổ biến như tài nguyên đất). - Hiện nay tài nguyên đất đang bị suy thoái, nhiễm phèn nhiễm mặn thì cần có biện pháp gì để cải tạo và sử dụng đất? ❖ Nhóm 2 + 6: Tài nguyên khí hậu. ? Nêu đặc điểm của khí hậu nước ta? Những đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn như thế nào đến sản xuất nông nghiệp ? ? Hãy tìm hiểu về các cây trồng chính và cơ cấu mùa vụ ở địa phương em. Liên hệ thực tế. ? Cơ cấu mùa vụ ở ĐBSH và ĐBSCL có sự khác nhau? ( Ở mùa ĐBSH có 3 mùa nhưng 2 vụ lúa và 1 vụ hoa màu; còn ĐBSCL có 3 mùa lúa) ? Tại sao ông cha ta có câu: “được mùa mất giá, mất mùa được giá”? ( được mùa thì cho năng suất cao nên giá cả sẽ thấp và ngược lại) ❖ Nhóm 3 + 7: Tài nguyên nước. - Phân tích đặc điểm, thuận lợi và khó khăn của tài nguyên nước đối với sự phát triển nông nghiệp ? ?Tại sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta? (Chống úng lụt trong mùa mưa bão. Đảm bảo nước tưới cho mùa khô. Cải tạo đất mở rộng diện tích canh tác. Tăng vụ thay đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng) *Nhóm 4 + 8: Tài nguyên sinh vật. - Nêu những thuận lợi của tài nguyên sinh vật đối với phát triển nông nghiệp? - Bước 2: Học sinh các nhóm được giáo viên bốc số ngẫu nhiên để trình bày, mỗi nhóm có 3 phút thuyết trình trước lớp (có 4 nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại chấm điểm theo tiêu chí, nhận xét, góp ý), học sinh lắng nghe, ghi chép lại các ý cơ bản -Bước 3: Giáo viên kiểm tra, nhận xét sản phẩm của học sinh. Đánh giá hoạt động bằng cách cho em các hệ thống lại kiến thức bằng SĐTD hoặc gạch dàn ý nội dung. - Bước 4: GV GDBVMT: Như vậy qua việc phân tích ta đánh giá được những thuận lợi và khó khăn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển nông nghiệp nước ta, chúng ta biết được các tài nguyên đất, nước khí hậu có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp. Chính vì vậy chúng ta cần sử dụng nó một cách hợp lý không làm suy giảm, suy thoái nguồn tài nguyên này. Chuyển ý: Các nhân tố tự nhiên là nhân tố thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng. Vậy nhân tố KT –XH có vai trò như thế nào đối với sự phát triển nông nghiệp, chúng ta cùng tìm hiểu phần II. I. Nhân tố tự nhiên 1. Tài nguyên đất - Đất là tài nguyên vô cùng quý giá. - Đa dạng: có 2 nhóm chiếm diện tích lớn nhất là đất phù sa và đất feralit + Đất phù sa tập trung ở các đồng bằng thích hợp trồng cây lương thực. + Đất feralit : tập trung ở trung du và miền núi thích hợp trồng cây công nghiệp, cây ăn quả 2. Tài nguyên khí hậu. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt, ẩm phong phú giúp cây trồng sinh trưởng quanh năm - Khí hậu phân hoá cho phép trồng được cả cây nhiệt đới và ôn đới. - Các thiên tai ( bão, gió Tây khô nóng...)gây thiệt hại không nhỏ cho nông nghiệp. 3. Tài nguyên nước. - Nguồn nước dồi dào đủ đáp ứng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. - Khó khăn: mùa mưa gây lũ lụt, mùa khô gây hạn hán. 4. Tài nguyên sinh vật. - Tài nguyên động thực vật phong phú là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng vật nuôi. - Nhiều giống cây trồng vật nuôi có chất lượng tốt thích nghi với các điều kiện sinh thái của từng địa phương. HOẠT ĐỘNG 2: CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ XÃ HỘI ( 12 phút) * Mục tiêu - Trình bày được các nhân tố KTXH ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. - Phân tích được các nhân tố KTXH ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: đàm thoại, kỹ thuật khăn trải bàn - Hình thức tổ chức hoạt động: vấn đáp, thảo luận nhóm * Phương tiện - Mục 2 SGK - Giấy note, bút màu, - Bảng hoạt động nhóm “NHÂN TỐ KINH TẾ XÃ HỘI” * Tiến trình hoạt động HOAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS thảo luận theo cặp: +Giáo viên chuẩn bị bảng “NHÂN TỐ KINH TẾ XÃ HỘI” vào giấy A0/bảng học tập cho mỗi nhóm. + Mỗi nhóm nhận một bộ có 16 tấm Card. + Ghép các tấm Card vào vị trí đúng với nội dung nhân tố kinh tế xã hội. Dân cư và lao động nông thôn Cơ ở vật chất- kĩ thuật Chính sách phát triển nông nghệp Thị trường trong và ngoài nước - Các nhóm thảo luận, ghép những tấm Card vào vị trí phù hợp với bảng học tập. - Giáo viên công bố bảng kết quả của các nhóm. Bước 2: Giáo viên sẽ chốt và giải thích thêm cho học sinh. + Người nông dân Việt Nam giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước có chính sách khuyến khích sẽ tác động giúp người dân phát huy thế mạnh. + Cơ sở vật chất-kĩ thuật ngày càng hoàn thiện góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. +Nhà nước có nhiều chính sách phát triển giúp nông dân làm giàu từ nông nghiệp. +Thị trường trong nước và ngoài nước ngày càng được mở rộng giúp cho việc sản xuất nông nghiệp đa dạng hơn. - Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào bảng học tập đã được chỉnh sửa, gạch sách giáo khoa về nhà ghi lại bài. II. Nhân tố kinh tế xã hội 1. Dân cư và lao động nông thôn - Chiếm tỉ lệ cao, nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. 2. Cơ sở vật chất kỹ thuật - Ngày càng hoàn thiện 3. Chính sách phát triển nông nghiệp - Nhiều chính sách phát triển nông nghiệp. 4. Thị trường trong và ngoài nước - Ngày càng được mở rộng. NỘI DUNG THẺ CARD 1. Lao động nhiều, sống ở nông thôn 8. Tạo mô hình phát triển nông nghiệp thích hợp 2. Cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng hoàn thiện 9. Hệ thống thủy lợi cơ bản đã hoàn thành. 3. Dân số đông, thị trường tiêu thụ lớn 10. Dịch vụ trong nông nghiệp tốt. 4. Thị trường xuất khẩu hay biến động 11. Phát triển kinh tế hộ gia đình, Kinh tế trang trại 5. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 12. Công nghiệp chế biến phát triển 6. Hướng xuất khẩu 13. Giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp 7. Cần cù, sáng tạo 14. Phát triển vùng chuyên canh ĐÁP ÁN THẺ CARD Dân cư và lao động nông thôn Cơ sở vật chất- kĩ thuật Chính sách phát triển nông nghệp Thị trường trong và ngoài nước 1, 7, 13 2, 9, 10,12 6, 8, 11, 14 3, 4, 5 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. GV cho HS chơi trò chơi lật miếng ghép. Có 4 miếng ghép 1,2,3,4 ẩn chưa bên trong là hình ảnh chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật vứt bừa bãi trên sông. - GV cho HS trả lời câu hỏi tương ứng với các mảnh ghép, HS trả lời đúng 1 góc hình ảnh sẽ được lộ ra. Trường hợp học sinh trả lời đúng hình ảnh trước khi lật hết mảnh ghép, GV cho HS thử sức với các câu hỏi còn lại. - Câu hỏi: Câu 1: Cây trồng ôn đới có thể trồng được miền nào nước ta? Câu 2: Nguồn nước ngầm có vai trò gì đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp? Câu 3: Đất ferarit thích hợp với những loại cây trồng nào? Lấy VD Câu 4: Tại sao thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta? b. GV yêu cầu HS bình luận một số câu ca dao, tục ngữ: 1. “Nhất nước , nhì phân, tam cần, tứ giống” 2.” Trông trời, trông đất, trông mây Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm Trông cho chân cứng đá mềm Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng”. HS nếu ý kiến cá nhân. Cả lớp bổ sung. GV lưu ý cho HS những câu ca dao trên chủ yếu nhấn mạnh đến vai trò của cá yếu tố tự nhiên mà chưa đề cập đến các nhân tố kinh tế - xã hội. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Yêu cầu HS làm bài tập cuối bài. - GV yêu cầu lớp trưởng thống kê người thân của các HS trong lớp làm nông nghiệp đang gặp phải những khó khăn gì thường bàn tới và hướng giải quyết của họ ra sao? 3.5 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về thành tựu trong sản xuất lương thực ở nước ta. - Đọc trước nội dung bài 8. IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI HỌC