Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có : văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..

BÀI 8: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của sản xuất nông nghiệp - Biết ảnh hưởng của việc phát triển nông nghiệp tới môi trường; trồng cây công nghiệp, phá thế độc canh là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường. - Hiểu được đặc điểm phát triển và phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu và một số xu hướng trong phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay. - Nắm vững sự phân bố sản xuất nông nghiệp, với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu. 2. Kĩ năng - Phân tích bản đồ, lược đồ nông nghiệp VN và bảng phân bố cây công nghiệp để thấy rõ sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở nước ta - Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi, cơ cấu ngành trồng trọt, tình hình tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm ở nước ta - Phân tích mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp và môi trường. 3. Thái độ - Giaùo duïc tinh thần có trách nhiệm với các vấn đề cộng đồng, đất nước 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực riêng: năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng số liệu II.CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Bản đồ nông nghiệp VN - Lược đồ nông nghiệp phóng to theo SGK - Một số hình ảnh (tranh ảnh, phim video) về các thành tựu trong sản xuất nông nghiệp - Máy chiếu 2. Học sinh: - Sách giáo khoa, soạn bài, sưu tầm tranh ảnh về thành tựu sản xuất lúa nước ở nước ta, át lát địa lý III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra (5’) Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp? - (-Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của nông nghiệp - Thúc đẩy sự phát triển của các vùng chuyên canh - Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp - Nông nghiệp VN không thể trở thành ngành sản xuất hàng hoá nếu không có sự hỗ trợ tích cực của công nghiệp chế biến) 3. Các hoạt động dạy học 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Giao nhiệm vụ: trò chơi CHÚNG TÔI LÀ NÔNG DÂN - GV hỏi HS: quê các con ở đâu? - HS trả lời ( Hòa Bình, Thái Bình, Hà Nội….) - Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau chơi trò chơi chúng tôi là nông dân. Mỗi hs trong lớp là một bác nông dân, Hs viết nhanh sản phẩm đặc sản của quê hương mình ra giấy note. - Gv cho hs 1 phút chuẩn bị sau đó gọi từng bác nông dân của từng quê trả lời. GV dẫn dắt vào bài: Qua những hình ảnh trên, ở nước ta mỗi vùng miền có từng loại cây trồng và vật nuôi đặc trưng riêng. Tại sao lại có sự phân bố các loại cây trồng vật nuôi như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu ngành trồng trọt (20 phút) * Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm cơ bản ,tình hình phát triển và phân bố của ngành trồng trọt. - Nêu và giải thích được sự phân bố của một số cây trồng. - Xác định trên bản đồ vị trí các cây trồng tiêu biểu. - Giáo dục môi trường: Thấy được ảnh hưởng của việc phát triển Nông nghiệp tới môi trường: Trồng cây công nghiệp, phá thế độc canh cây lúa là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Đàm thoại/ Giảng giải, mảnh ghép, trực quan, bảng số liệu,khai thác bản đồ - Hoạt động: Cá nhân – Nhóm * Phương tiện - Lược đồ Nông nghiệp Việt Nam, Atlat địa lí VN. - phiếu học tập, bảng số liệu. * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: ? Quan sát bảng số liệu sau, nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt? Sự thay đổi này nói lên điều gì? Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (%) Năm 1990 2017 Tổng số 100 100 Cây lương thực 74, 58,4 Cây công nghiệp 13,2 19,8 Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 12 1 21,8 - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức. Bước 2: - GV Chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng và 1 thư kí), yêu cầu HS các nhóm đọc SGK, bảng số liệu và khai thác Atlat Địa lí Việt Nam để hoàn thành nhiệm vụ theo gợi ý dưới đây: Cây trồng Cơ cấu Vai trò Phân bố Cây lương thực Cây công nghiệp Cây ăn quả + Nhóm 1,3: Tìm hiểu cây lương thực. + Nhóm 2,4: Tìm hiểu cây công nghiệp. + Nhóm 5,6: Tìm hiểu cây ăn quả. - Mỗi thành viên trong nhóm đều phải trả lời được nội dung của nhiệm vụ và có thể trình bày tốt nội dung của nhiệm vụ được giao. - GV yêu cầu các nhóm quan sát Atlat địa lí Việt Nam trang 18,19, khai thác SGK, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, hoàn thành phiếu học tập của các nhóm tìm hiểu vai trò và gắn các loại cây trồng lên lược đồ câm Việt Nam để biết được cơ cấu và phân bố cây trồng. - Bước 5: GV mời các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Bước 6: Giáo viên chốt kiến thức. ? Dựa vào lược đồ H8.2 và sự hiểu biết của bản thân em hãy cho biết lợi ích của việc phát triển cây công nghiệp? (Xuất khẩu, nguyên liệu chế biến, tận dụng TN đất, phá thế độc canh, bảo vệ môi trường....) ? Tại sao ĐNB lại trồng được nhiều loại cây ăn quả có giá trị? -> Hs trả lời -> Gv chốt ( Đ2 khí hậu, DT đất đai, giống cây, vùng nhiệt đới điển hình…) - GV: Bổ sung : thành tựu nổi bật của ngành trồng lúa đã đưa nước ta từ 1 nước phải nhập khẩu lương thực ( năm 1986 nhập 351 nghìn tấn gạo) trở thành nước xuất khẩu gạo trên thế giới từ năm 1989, năm 2017 xuất khẩu gạo đạt 5,79 triệu tấn). -GV hỏi học sinh để đưa ra vấn đề tích hợp môi trường. ? Trong quá trình phát triển ngành trồng trọt, người dân cần chú ý những vấn đề gì để bảo vệ môi trường? - phân hóa học, thuốc trừ sâu… làm ô nhiễm đất, nước, không khí,…Việc phát triển cây VN không chỉ phá thế độc canh cây lúa mà còn là một biện pháp bảo vệ môi trường tốt. Chuyển ý: Chúng ta biết được vai trò, cơ cấu, phân bố của 3 loại cây trồng. Mặc dù câu lương thực có tỉ trọng giảm nhưng vẫn có vai trò quan trọng bởi đảm bảo ANLT cho quốc gia, không chỉ vậy còn có vai trò quan trọng với ngành chăn nuôi. Vậy ngành chăn nuôi nước ta có đặc điểm phát triển và phân bố như thế nào thì chúng ta sang tìm hiểu phần II. I. Ngành trồng trọt 1. Cây lương thực: - Cơ cấu: Lúa, ngô, khoai, sắn. - Vai trò: là cây lương thực chính, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. - Phân bố: Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh… 2. Cây công nghiệp: - Cơ cấu: + Cây công nghiệp lâu năm: Cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, hạt điều… + Cây công nghiệp hàng năm: Mía, lạc, bông, đậu tương, thuốc lá… - Vai trò: + Có giá trị xuất khẩu. + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. + tận dụng tài nguyên, phá thế độc canh trong nông nghiệp. + góp phần bảo vệ môi trường. + tạo việc làm cho người dân miền núi, ổn định cuộc sống cho người dna và bảo vệ an ninh quốc phòng. - Phân bố: + Cây công nghiệp lâu năm: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ. + Cây công nghiệp hàng năm: Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải miền trung. 3. Cây ăn quả: - Cơ cấu: Cam , xoài, đào, măng cụt, chôm chôm, … - Phân bố:Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ … - Vai trò: + Tăng thu nhập, tạo nhiều việc làm. + cung cấp nguyên liệu công nghiệp chế biến thực phẩm. xuất khẩu… => Cơ cấu cây trồng đa dạng để xuất khẩu và phục vụ công nghiệp chế biến, phá thế độc canh cây lúa, cây công nghiệp tăng nhanh. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu ngành chăn nuôi (15 phút) * Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm cơ bản ,tình hình phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi. - Nêu và giải thích được sự phân bố của một số vật nuôi. - Atlat địa lí Việt Nam xác định vị trí phân bố của một số vật nuôi tiêu biểu. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, phát vấn, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, so sánh trực quan, khai thác bản đồ, biểu đồ. - Hoạt động: Cá nhân /cặp * Phương tiện - Lược đồ Nông nghiệp Việt Nam, Atlat địa lí VN. - Bảng số liệu SGK( cấp nhật số liệu mới). - Biểu đồ cơ cấu ngành nông nghiệp * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: - GV đưa ra 1 số ảnh chụp mô hình chăn nuôi nước ta. - Khai thác hỏi HS: ? Cho biết việc phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay như thế nào? + Phát triển ngày càng đa dạng: chăn nuôi theo hình thức công nghiệp ngày càng mở rộng (trang trại và hộ gia đình) - GV đưa ra bảng số liệu: Số lượng đàn gia súc, gia cầm của nước ta giai đoạn 1990 – 2017 Năm Trâu (nghìn con) Bò nghìn con) Lợn (nghìn con) Gia cầm (triệu con) 1990 2854,1 3116,9 12 260,5 07,4 2000 2897 2 4127,9 20 19 ,8 196,1 2010 2877, 5808,3 27 373,3 300,5 2015 2524,0 5367, 27 50,7 341,9 2017 2491,7 5654,9 27 06, 385,5 ? Nhận xét tốc độ tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm trên? - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức. Bước 2: GV yêu cầu HS đọc SGK kết hợp Atlat Địa lí Việt Nam và thảo luận theo cặp để hoàn thành bảng sau: Phân loại Vai trò Số lượng Phân bố Trâu, bò Lợn Gia cầm Bước 3: GV yêu cầu HS lên chỉ bản đồ các vùng phân bố chăn nuôi và liên hệ với địa phương. - GV mở rộng: đưa ra 1 số hình ảnh : + Về chăn nuôi Việt Nam đứng thứ 7/40 quốc gia nuôi trâu. Đứng thứ 5 thế giới vì có 23,2 triệu con lớn chiếm 16 triệu tấn thịt(2002). Dự kiến phát triển chăn nuôi gia súc ở nước ta đạt chỉ tiêu và còn dùng Xuất khẩu. + Hiện nay nước ta đang phải đối mặt với nạn dịch cúm gia cầm H5N1, H1N1, dich tai xanh và dịch tả châu Phi ở lợn, lở mồm long móng ở trâu bò,… - GV đặt câu hỏi cho HS khá giỏi: Tại sao bò sữa phát triển ở ven các thành phố lớn? ( Do gần thị trường tiêu thụ). Vì sao lợn được nuôi nhiều nhất ở ĐBSH? (Do ĐBSH đảm bảo cung cấp thức ăn, thị trường đông dân, nhu cầu việc làm lớn ở vùng này). II. Ngành chăn nuôi Phân loại Vai trò Số lượng Phân bố Trâu - Lấy sức kéo, lấy thịt Trâu: Khoảng hơn 2 triệu con. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắ Tr ng Bộ. Bò - Lấy thịt, sức kéo, lấy sữa. Bò hơn 5 triệu con Duyên hải Nam Trung Bộ. Lợn Lấy thịt Lợn 27 triệu con ĐBSH, ĐBSCL Gia cầm thịt, trứng 341 triệu con ĐBSH, ĐBSCL =>Chăn nuôi chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp đang tăng mạnh, phát triển theo hình thức công nghiệp đang mở rộng(trang trại và hộ gia đình). 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - GV cho HS chơi trò chơi lật miếng ghép. Có 4 miếng ghép 1,2,3,4 ẩn chưa bên trong là hình ảnh chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật vứt bừa bãi trên sông. - GV cho HS trả lời câu hỏi tương ứng với các mảnh ghép, HS trả lời đúng 1 góc hình ảnh sẽ được lộ ra. Trường hợp học sinh trả lời đúng hình ảnh trước khi lật hết mảnh ghép, GV cho HS thử sức với các câu hỏi còn lại. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV yêu cầu HS đọc câu hỏi và bài tập SGK, sau đó giải đáp thắc mắc cho HS nếu có. Yêu cầu HS về nhà làm bài tập. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở rộng: Phân tích điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành trồng lúa ở nước ta. Tại sao nói ĐBSCL và ĐNB là các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước? 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG - Sưu tầm các hình ảnh, tài liệu về ngành nông nghiệp ở nước ta. Sau đó, làm thành tập bản đồ nông nghiệp nước ta. - Chuẩn bị nội dung bài 9: sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản. IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI HỌC