Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài:thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình phát triển ngành thủy sản ở đồng bằng sông cửu long. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có : văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..
BÀI 37: THỰC HÀNH VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THUỶ SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I/ MỤC TIÊU: sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Hiểu được đầy đủ hơn ngoài thể mạnh lương thực, vùng còn thế mạnh về thuỷ sản. - Biết phân tích tình hình phát triển ngành thuỷ sản, hải sản ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. 2. Kỹ năng: - Củng cố và phát triển kĩ năng xử lí số liệu thống kê và phân tích biểu đồ - Xác lập mối quan hệ giữa các điều kiện với phát triển sản xuất của ngành thuỷ sản của đồng bằng sông Cửu Long. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. - Tinh thần học tập hăng say 4. Định hướng phát triển năng lực - NL chung: tự học, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tính toán. - NL chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, số liệu. II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan, - Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập. III/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài - Bản đồ tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long - Bản đồ nông, lâm, ngư nghiệp Việt Nam 2. Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút) - Tình hình phát triển kinh tế ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như thế nào so với các vùng đã học? - Cho biết những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long. 3. Nội dung bài mới: 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: Chia nhóm - Bước 2: Giao nhiệm vụ cho các nhóm “Trong vòng 1 phút 30 giây các nhóm hãy + Liệt kê các mặt hàng thủy sản có giá trị xuất khẩu cao ở Đồng bằng sông Cửu Long + Kể tên các tỉnh thành của vùng ĐBSCL - Bước 3: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. - Bước 4: Các nhóm báo cáo kết quả tìm được, số mặt hàng mà các nhóm ghi được cũng là số điểm thi đua của các nhóm. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: Vẽ biểu đồ (bài tập 1) * Mục tiêu - Học sinh xử lý được số liệu - Học sinh vẽ được biểu đồ (đủng dạng biểu đồ, đủ các yếu tố, thẩm mỹ). * Phương pháp/kĩ thuật dạy học: - Trò chơi - Giải quyết vấn đề/ cặp đôi * Phương tiện - Số liệu đã xử lý của giáo viên - Biểu đồ mẫu của giáo viên * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC - Bước 1: xử lý số liệu: Giáo viên đưa phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu các nhóm xử lý số liệu trong vòng 2 phút, các nhóm xong trước sẽ được điểm thưởng/ hoặc quà (bánh kẹo). - Bước 2: lựa chọn biểu đồ: Giáo viên cho các nhóm thảo luận trong vòng 1 phút để chọn loại biểu đồ sẽ vẽ. - Bước 3: giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ biểu đồ. HS thực hành. - Bước 4: Các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm cùng với giáo viên đánh giá dựa trên 3 tiêu chí (đúng dạng biểu đồ, đầy đủ các yếu tố và tính thẩm mỹ) Bài tập 1: - Lập bảng: Sản lượng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng so với cả nước năm 2002 (Cả nước bằng 100%.) Sản lượng ĐBSCL ĐBSH Cả nước Cá biển khai thác 41.5% 4.6% 100% Cá nuôi 58.3% 22.8% 100% Tôm nuôi 76.7% 3.9% 100% Nhận xét: -Tỉ trọng sản lượng cá biển cá nuôi,tôm nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long vượt xa đồng bằng sông Hồng. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất thủy sản lớn nhất cả nước với tỉ trọng sản lượng các ngành rất cao. - Các sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi tỉ trọng sản lượng 76,7%. HOẠT ĐỘNG 2: Bài tập 2 * Mục tiêu: - Nêu được những thế mạnh để phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long - Giải thích được tại sao lại có sự khác nhau về sản lượng giữa Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng - Đề xuất các biện pháp để khắc phục những khó khăn trong ngành thủy sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Khăn trải bàn/ thảo luận nhóm * Phương tiện: - Giấy A0, bút lông * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: Sử dụng nhóm đã chia từ lúc đầu, giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm. 1.Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thủy sản 2.Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm. 3.Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long, Đề xuất một số giải pháp. - Bước 2: các nhóm thảo luận theo hình thức khăn trải bàn. + Làm việc cá nhân + Tổng hợp các ý kiến - Bước 3: Học sinh trình bày theo vòng tròn cho đến khi hết ý kiến - Bước 4: HS và giáo viên cùng nhận xét, đánh giá. HS tự chấm điểm số ý mà nhóm mình nêu được BÀI TẬP 2: 1. Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thủy sản - Điều kiện tự nhiên: diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, có ngư trường để đánh bắt - Điều kiện kinh tế xã hội: người dân có kinh nghiệp, công nghiệp chế biến phát triển, nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân, nhu cầu tăng, thị trường ngày càng mở rộng... 2.Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm. - Diện tích mặt nước để nuôi tôm - Người dân có kinh nghiệm 3.Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long, Đề xuất một số giải pháp. * Những khó khăn - Biến đổi khí hậu. - Ô nhiễm môi trường - Suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật * Đề xuất các giải pháp - Quy hoạch (không nuôi trồng tràn lan). - Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng - Phát triển hệ thống thủy lợi để chống hạn vào mùa khô và tiêu nước vào mùa lũ. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm - Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh nào để khai thác thủy sản ? - Vấn đề khai thác,sử dụng như thế nào? 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Hoàn chỉnh bài thực hành . - Học sinh về nhà sưu tầm các tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Chuẩn bị ôn lại những kiến thức đã học từ bài 31-37 xem lại các bài tập sgk. - Tiết sau: “Ôn tập”