Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài:vùng Đông Nam Bộ. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có : văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..
BÀI 31: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được Đông Nam Bộ phát triển kinh tế rất năng động. Đó là kết quả khai thác tổng hợp lợi thế vị trí địa lí,điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên đất liền cũng như trên biển, những đặc điểm dân cư, xã hội của vùng - Biết vùng giàu tiềm năng tự nhiên như đất badan, tài nguyên biển. - Biết nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị hóa… 2. Kỹ năng: - Phân tích bảng số liệu, lược đồ làm rõ tiềm năng tự nhiên của vùng . - Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, con người và hoạt động kinh tế 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. 4. Định hướng phát triển năng lực - NL chung: tự học, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tính toán. - NL chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, số liệu. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY -,Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan, - Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài - Bản đồ tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Một số tranh ảnh vùng 2. Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút) - Trả bài thi học ḱ I. 3. Nội dung bài mới: 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: GV phổ biến thể lệ trò chơi "thử tài đoán tranh" có yêu cầu như sau: - GV chuẩn bị một bộ tranh trình chiếu: Những nội dung có vị trí số 1 của Đông Nam Bộ. - HS: Nhìn tranh, nghe câu hỏi và viết đáp án - Mỗi một phát hiện nhanh nhất, đúng nhất sẽ được nhận một phần thưởng từ GV. Bước 2: Học sinh tham gia trò chơi Bước 3: HS thảo luận về đáp án Bước 4: GV kết luận và nêu ra vấn đề để dẫn dắt HS giải quyết trong bài học. 3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ * Mục tiêu: - Xác định được các đặc điểm về vị trí, giới hạn lãnh thổ của vùng. - Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ của vùng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. - Phát triển năng lực tự học, hợp tác - Đọc bản đồ và Atlat * Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: - Phương pháp: Cặp đôi, cá nhân * Phương tiện: Phiếu học tập, bút dạ nhiều màu, nam châm. * Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Bước 1: Nêu nhiệm vụ + GV phát phiếu học tập + HS có 3 phút để hoàn thành thông tin trong phiếu + 2 HS cùng làm 1 phiếu + Sử dụng tập bản đồ/Atlat để tham khảo Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên 1 cặp lên bảng trình bày với bản đồ và hoàn thành thông tin trên bảng. Bước 4: GV cùng các nhóm phân tích quá trình làm việc và kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS. GV nên dựa vào kết quả phiếu học tập của HS để chữa và chốt kiến thức trực tiếp. Gv mở rộng, giới thiệu thêm và nhấn mạnh vị trí chiến lược của vùng Nhấn mạnh đến huyện Côn Đảo của BRVT. I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ - Vùng Đông Nam Bộ gồm TP’ HCM và các tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu - Diện tích: 23 550 km2 - Tiếp giáp: phía Đông giáp Tây Nguyên và DHNTB, phía Tây giáp ĐBSCL, phía ĐN giáp biển Đông, phía Bắc giáp Campuchia. - Ý nghĩa: + Như cầu nối Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long và quốc tế Hoạt động 2: Điêu kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên * Mục tiêu + Trình bày được các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nổi bật của vùng + Đánh giá những thế mạnh về tự nhiên cũng như tài nguyên thiên nhiên của vùng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. + Phân tích được những khó khăn, hạn chế về mặt tự nhiên - Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng khai thác lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu, biểu đồ. * Phương pháp/ kỹ thuật dạy học - Phương pháp: Thảo luận nhóm – Hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư - Kỹ thuật: Hỏi chuyên gia * Phương tiện - Phiếu học tập, bút dạ - Giấy A1 - Các bài báo, link tư liệu * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 2: Điêu kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Thảo luận theo cắp đôi để hoàn thành phiếu học tập: (phụ lục) GV: Dựa vào bảng 31.1 và hình 31.1, hãy nhận xét Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ? Giải thích vì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh mẽ kinh tế biển? Quan sát hình 31.1, nêu một số dòng sông, hồ trong vùng? Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn đồng thời phải hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ? Rừng ở Đông Nam Bộ không còn nhiều, Bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn sinh thuỷ và giữ gìn cân bằng sinh thái. Chú ý vai trò rừng ngập mặn trong đó có rừng Sác ở huyện Cần Giờ vừa có ý nghĩa du lịch vừa là “Lá phổi” xanh của TP HCM vừa là khu dự trữ sinh quyển của thế giới - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức, II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Địa hình: Cao hướng Tây Bắc thấp dần về phía Đông Nam - Khí hậu: Cận xích đạo - Đất liền: Địa hình thoải, đất bazan, đất xám khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thuỷ tốt Cơ sở hạ tầng tốt, cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu, đậu tương, lạc, mía, thuốc lá, hoa quả - Vùng biển: Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế thềm lục địa nông, rộng giàu tiềm năng dầu khí khai thác dầu khí ở thềm lục địa, đánh bắt hải sản, giao thông, dịch vụ, du lịch biển - Khó khăn: nguy cơ làm ô nhiễm môi trường Hoạt động 3: Đặc điểm dân cư xã hội - PPDH: đàm thoại gợi mở, dạy học trực quan, thuyết trình, tích hợp - HTTC: cá nhân / cặp - Các bước tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 3: Đặc điểm dân cư xã hội - Căn cứ vào bảng 31.2 Hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội của vùng Đông Nam Bộ? Kể tên 1 số một số địa chỉ văn hoá lịch sử ở Đông Nam Bộ? - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức. III. Đặc điểm dân cư và xã hội - Là vùng đông dân, có lực lượng lao động dồi dào nhất là lao động lành nghề, thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Đông Nam Bộ đặc biệt TP HCM có sức hút lao động mạnh mẽ đối với cả nước - Người dân năng động, sáng tạo - Bến cảng Nhà Rồng, dinh Độc Lập, địa đạo Củ Chi, nhà tù côn đảo, vườn quốc gia Cát Tiên… - Khó khăn: gây sức ép đến đô thị, ô nhiễm môi trường, thiếu việc làm,.... 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm - Bước 1: Tổ chức trò chơi - Bước 2: Các đội chơi tham gia trò chơi. - Bước 3: Trao đổi, thảo luận, tính điểm các đội. - Bước 4: GV cùng các đội chơi phân tích kết quả, trao thưởng cho đội thắng cuộc. Cả lớp cùng tham gia trả lời một số câu hỏi đố vui, thư giãn: Câu 1: Sông nào nước chảy chia hai, Ai về Gia Định Đồng Nai thì về? Đáp án: Sông Nhà Bè Câu 2: Nơi nào biết mấy tự hào Tên vàng chói lọi, thay vào tên xưa? Đáp án: Thành Phố Hồ Chí Minh Câu 3: Bến xưa tiễn Bác ân tình, Tìm đường cứu nước dân mình nhớ ơn - Là bến nào? 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội? - Phân bố dân cư ở Đông Nam Bộ có những đặc điểm gì? 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Chuẩn bị bài sau: Bài 32 “Vùng đông nam bộ” (Tiếp theo) PHỤ LỤC Nhân tố Thế mạnh Hạn chế Địa hình Thấp, bán bình nguyên, lượn sóng >>> canh tác quy mô lớn, xây dựng vùng chuyên canh Không có vấn đề nổi bật Khí hậu Nóng ẩm, cận xích đạo Mùa khô kéo dài, thiếu nước Tài nguyên + đất trồng + nguồn nước + khoáng sản + sinh vật + Đất xám trên phù sa cổ, đất ferallit trên đá ba-zan + Nguồn nước dồi dào, sông lớn Đồng Nai, Bé, La Ngà; Hồ Dầu Tiếng, Trị An… tiềm năng thủy điện + Khoáng sản dầu khí, vật liệu XD + Sinh vật: Rừng, thủy sản Đất thoái hóa Tài nguyên suy giảm Rừng bị phá Biển Rộng lớn, ngư trường Tài nguyên giảm sút Dân cư, lao động Đông đảo, 17,8tr thứ 2 trong 7 vùng Lao động có trình độ cao Dân di cư khó kiểm soát Chất lượng chưa đáp ứng Cơ sở hạ tầng Phát triển mạnh, tuyến cao tốc, cầu, cảng, sân bay Còn thiếu Khác (kĩ thuật, vốn, chính sách...) Đang phát triển mạnh Các tỉnh có sức cạnh tranh cao Còn nhiều hạn chế