Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài:vùng Đông Nam Bộ (tiếp). Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có : văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..
Bài 32: ĐÔNG NAM BỘ (TIẾP) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày được các đặc điểm cơ bản của ngành công nghiệp, nông nghiệp của vùng. - Giải thích được vì sao Đông Nam bộ là vùng công nghiệp phát triển số 1 cả nước, vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước. - Đánh giá được những thế mạnh, hạn chế trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp của vùng. - Đề xuất được một số giải pháp khắc phục những hạn chế đó phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực của HS. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng đọc lược đồ, tranh ảnh, phân tích số liệu thống kê. - Rèn kỹ năng tổ chức, hoạt động theo nhóm, kỹ năng trình bày. 3. Thái độ: - Nhận thấy tầm quan trọng của các nhân tố tự nhiên, dân cư đối với sự phát triển kinh tế. - Đánh giá đúng về vai trò quan trọng của Đông Nam bộ đối với sự phát triển kinh tế của cả nước. - Nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng và phát triển kinh tế bền vững. 4. Năng lực hình thành: + Năng lực chung: Năng lực tự học, hợp tác và sử dụng ngôn ngữ , giải quyết vấn đề. + Năng lực chuyên biệt: - Năng lực đọc lược đồ, phân tích thông tin địa lý, số liệu thống kê. - Năng lực tư duy theo lãnh thổ. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, bộ thẻ học tập, bút dạ, nam châm. 2. Chuẩn bị của HS - Atlat Địa lí Việt Nam. - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài, bút màu các loại. III. Tiến trình bài học: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: Câu hỏi 1 + 2 (sgk/116) 3. Bài mới: 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1: + GV chiếu hình ảnh liên quan đến kinh tế Đông Nam Bộ. + HS trả lời tên các cây trồng và vật nuôi chủ đạo của vùng. Bước 2: HS đại diện trình bày nhanh các cây trồng vật nuôi và đánh giá nhanh thế mạnh vùng. Vậy bức tranh kinh tế của Đông Nam Bộ hiện nay được thể hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI * Mục tiêu - Trình bày đặc điểm của ngành công nghiệp, nông nghiệp của vùng. - Đánh giá được những thế mạnh, hạn chế trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp của vùng. - Đề xuất được một số giải pháp khắc phục những hạn chế đó phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực của HS. - Rèn kỹ năng đọc lược đồ, tranh ảnh, phân tích số liệu thống kê. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học: - Trạm, mảnh ghép, phòng tranh * Phương tiện: Phiếu học tập, giấy A1, các hình ảnh, số liệu HS chuẩn bị sẵn ở nhà * Tiến trình hoạt động Hoạt động của GV - HS Nội dung chính - Bước 1: Giao nhiệm vụ + Trình bày thế mạnh phát triển ngành + Trình bày hiện trạng phát triển ngành (cập nhật số liệu mới) + Đánh giá khó khăn và đề xuất giải pháp phát triển ngành + Thời gian hoàn thành 10 phút + Thể hiện trên giấy A1, kết hợp tư liệu (tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ) đã chuẩn bị HĐ nhóm: + GV chia lớp thành 4/8/12 nhóm (tùy sĩ số) yêu cầu các nhóm khai thác SGK, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, tư liệu mà GV cung cấp/HS đã chuẩn bị ở nhà >>> hoàn thành phiếu học tập và sản phẩm trên giấy A1 của các nhóm theo các nội dung mà GV đã gợi ý. Thời gian hoàn thành 10 phút + Quy định nhóm trưởng, thư kí, thành viên khác nhau với các nhiệm vụ cụ thể + GV theo dõi, ghi nhận phần làm việc của HS để đánh giá, nhận xét cho điểm cộng hay trừ các nhóm vào cuối giờ. • Nhóm lẻ: Nghiên cứu ngành nông nghiệp • Nhóm chẵn: Nghiên cứu ngành công nghiệp - Bước 2: Tạo nhóm mảnh ghép + 1 Nhóm lẻ kết hợp với 1 nhóm chẵn + HS chia đôi số thành viên và ghép nhóm mới có ½ số thành viên mỗi nhóm + Số thành viên của nhóm ghép này chú ý không quá đông để đảm bảo tham gia nhiệt tình. - Bước 3: Thuyết trình theo trạm/phòng tranh HS ngồi tại chỗ và di chuyển sản phẩm giữa các nhóm nếu lớp đông và chật - Bước 4: Thuyết trình theo trạm. Mỗi nhóm chuyên gia có 5 phút trình bày và hỏi đáp các nội dung liên quan. HS mang theo PHT hoặc SGK để ghi chép, bổ sung thông tin. GV theo dõi, ghi nhận các HS làm việc, thúc đẩy, khuyến khích, gợi ý các em hoàn thành nhiệm vụ. - Bước 5: Thảo luận nhóm mảnh ghép Sau khi nhóm mảnh ghép chia sẻ xong. Giáo viên giao nhiệm vụ mới cho các nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên sâu”, hoàn thành bảng thông tin. Khu vực Nông nghiệp Công nghiệp Thế mạnh Tình hình Định hướng - Bước 6: Giáo viên kiểm tra, đánh giá các chuyên gia: + Sử dụng bản đồ mô tả ngắn gọn tình hình phát triển ngành + Đánh giá thành tựu của vùng + Phân tích khó khăn của ngành đang gặp phải - Bước 7: Giáo viên chốt kiến thức, khen ngợi nhóm có phần trình bày, thể hiện tốt IV) Tình hình phát triển kinh tế 1) Công nghiệp: - Thế mạnh: + Nguyên liệu phong phú từ NN + Lao động đông đảo, nhiều kinh nghiệm + Thị trường, vốn, chính sách + CSHT đang phát triển mạnh - Tình hình phát triển: + Các ngành chính: Điện tử, dệt may, hóa chất, cơ khí, luyện kim, đóng tàu… + Trung tâm: TP.HCM, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Biên Hòa + TP.HCM là trung tâm lớn nhất vùng, chiếm trên 50% giá trị CN của vùng. 2. Nông nghiệp - Thế mạnh + Đất phù sa cổ, đất feralit trên đá badan + Địa hình bán bình nguyên, quy mô lớn + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa + Nguồn nước dồi dào + Lao động đông đảo, nhiều kinh nghiệm + CNCB đang phát triển mạnh, vốn, chính sách… - Tình hình phát triển: + Trồng trọt: Có giá trị sản xuất lớn Là vùng số 1 trong sản xuất cây CN lâu năm: Tiêu biểu cao su, cà phê, tiêu, điều, cây CN hàng năm + Chăn nuôi lợn, gia cầm + Sản xuất cây ăn quả 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Bước 1: GV giới thiệu thể lệ “NHANH NHƯ CHỚP” + Trả lời nhanh sau câu hỏi GV nêu + Thời gian trả lời 5s + Giơ bảng đáp án, nếu đúng tự đánh dấu điểm của nhóm tương ứng Bước 2: Tiến hành trò chơi 1/Yếu tố tự nhiên nào khiến Đông Nam Bộ trồng nhiều cao su nhất nước >>> Khí hậu 2/ Tên công trình thủy lợi lớn nhất nước? >>> Dầu Tiếng 3/ Tên con sông quan trọng nhất vùng ? >>> Đồng Nai 4/ Tên 4 cây CN lâu năm quan trọng nhất của vùng là gì? >>> Cao su, tiêu, điều, cà phê 5/ Kể tên 3 nhân tố kinh tế - xã hội quan trọng ảnh hưởng lớn đến phát triển ngành? >>> Vốn, lao động, chính sách, hạ tầng... 6/ Tên ngư trường quan trọng của vùng? >>> Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu 7/ Tên 4 trung tâm quan trọng nhất của vùng >>> TP.HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một 8/ Ngành công nghiệp khai thác nào được phát triển đặc biệt của vùng? >>> dầu khí 9/ Tên 1 nhà máy thủy điện >>> Thác Mơ/Trị An/Cần Đơn 10/ Ngành chăn nuôi của vùng đang phát triển theo hướng nào? >>> Công nghiệp 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1) Xác định trên bản đồ vùng ĐNB các ngành công nghiệp chính và các trung tâm công nghiệp lớn của vùng? 2) Xác định trên bản đồ kinh tế vùng ĐNB các sản phẩm cây công nghiệp chính và sự phân bố của chúng ?Giải thích tại sao cây công nghiệp lại được trồng nhiều ở vùng này? 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Trả lời câu hỏi - bài tập sgk/120 - Làm bài tập 32 sách bài tập bản đồ thực hành. - Nghiên cứu bài 33