Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài:vùng đồng bằng sông Hồng. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có : văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..

BÀI 20: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG I. MỤC TIÊU: HS cần: 1. Kiến thức - Trình bày đươc vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và đánh giá được ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, dân cư - xã hội của vùng - Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng. - Đề xuất một số giải pháp phát triển vùng, hướng tới phát triển bền vững 2. Kĩ năng - Xác định được trên lược đồ vị trí, giới hạn của vùng - Sử dụng bản đồ, lược đồ hoặc Át lát để phân tích và trình bày về đặc điểm tự nhiên, dân cư - xã hội chủ yếu của vùng. - Phân tích số liệu, bảng thống kê để hiểu và trình bày được đặc điểm tự nhiên, dân cư-xã hội của vùng. 3. Thái độ - Yêu thích môn học, đam mê khám phá về đặc điểm các vùng miền - Tin tưởng vào chiến lược phát triển vùng 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ + Năng lực sử dụng bản đồ + Năng lực sử dụng số liệu thống kê + Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Máy vi tính, phòng máy. - Lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng (H20.1) và lược đồ H20.1 trống. - Biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh có liên quan. - Phiếu học tập, sơ đồ tư duy, bảng phụ. - Sơ đồ tư duy 2. Chuẩn bị của HS - Bút màu, bút dạ - Sưu tầm tranh ảnh cảnh đẹp, thiên tai và biện pháp phòng chống thiên tai ở vùng Đồng bằng sông Hồng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1: GV mở đoạn video về Đồng bằng sông Hồng yêu cầu HS quan sát và trả lwoif câu hỏi. - Bước 2: HS suy nghĩ cá nhân và trả lời - Bước 3: GV gọi một số HS nêu ý kiến và dẫn dắt vào bài Tổ tiên ta từ văn hoá Phùng Nguyên đã sớm chọn cây lúa làm nguồn sản xuất chính, đặt nền móng cho cho sự phát triển của ngành NN nước nhà ở vùng lưu vực sông Hồng. ĐBSH chính là cội nguồn văn minh người Lạc Việt. Kỹ thuật luyện kim và trồng lúa đã tạo nên những trang sử vẻ vang của thời đại các vua Hùng. Vậy nơi đây có những điều TN như thế nào, dân cư xã hội hiện nay ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay….. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng ĐBSH (10 phút) * Mục tiêu - Kể tên được các tỉnh thành phố, xác định ranh giới tiếp giáp của vùng ĐBSH. - Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đặt câu hỏi, động não. * Phương tiện - Atlat hoặc tập bản đồ lớp 9, lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng * Tiến trình hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: - GV treo bản đồ H20.1, yêu cầu HS lên bảng chỉ bản đồ hãy xác định đường ranh giới cả vùng, tiếp giáp với những vùng, vùng biển và vùng kinh tế nào? - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức. - GV xác định vị trí các đảo Cát Bà và Bạch Long Vĩ trong vịnh Bắc Bộ. Bước 2: GV yêu cầu HS: Nêu ý nghĩa vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng? - HS trả lời. GV nhận xét. - GV mở rộng kiến thức. Chuyển ý: Vị trí địa lí có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội như vậy thì có ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên hay không. Chúng ta tìm hiểu phần 2. 1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ - Diện tích: 14 806km², là đồng bằng châu thổ lớn thứ 2 đất nước. - Tiếp giáp: + Phía bắc và đông bắc: giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ. + Phía tây giáp với Tây Bắc + Phía nam giáp với Bắc Trung Bộ + Phía đông giáp với vịnh Bắc Bộ. - Ý nghĩa vị trí địa lí và lãnh thổ: thuận lợi cho lưu thông đối với các vùng khác trong nước và trên thế giới. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dân cư xã hội của vùng ĐBSH ( 25 phút) * Mục tiêu - Phân tích được đặc điểm về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng. - Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn, nêu biện pháp khắc phục. - Biết được đặc điểm dân cư xã hội của vùng và đánh giá được những thuận lợi và khó khăn. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Thảo luận nhóm, kĩ thuật mảnh ghép - Lắng nghe – phản hồi tích cực * Phương tiện - Phiếu học tập - Sơ đồ tư duy * Tiến trình hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung - Bước 1: Giao nhiệm vụ cho các nhóm vòng thảo luận chuyên gia, thời gian 3 phút + Nhóm 1, 3: Thảo luận và hoàn thành yêu cầu phiếu học tập số 1 + Nhóm 2,4: Thảo luận và hoàn thành yêu cầu phiếu học tập số 2 + Nhóm 5,6: Thảo luận và hoàn thành yêu cầu phiếu học tập số 3 + Nhóm 7,8: Thảo luận và hoàn thành yêu cầu phiếu học tập số 4. - Bước 2: GV tổ chức lớp tạo nhóm mảnh ghép (dùng cách đếm số như bước 1), GV hô khẩu lệch thời gian di chuyển ghép nhóm trong 30S sau đó giao nhiệm vụ: + Nhiệm vụ 1: Các thành viên trong nhóm có thời gian là 3 phút chia sẻ cho nhau nghe nội dung vừa tìm hiểu ở nhóm chuyên sâu. + Nhiệm vụ 2: Cả nhóm thảo luận thống nhất cách thiết kế sơ đồ tư duy về toàn bộ nội dung cả nhóm đã tìm hiểu, sau đó tiến hành thiết kế và trang trí sơ đồ tư duy trong vòng 5 phút. - Bước 3: Treo sản phẩm của nhóm mình lên vị trí của nhóm hoặc để ở trên bàn. + GV gọi ngẫu nhiên nhóm và người trình bày. + Các nhóm theo dõi, lắng nghe và phản hồi ghi vào giấy note theo kĩ thuật 3-2-1 (3 khen – 2 góp ý – 1 câu hỏi phản biện). - Bước 4: GV tổ chức cho các nhóm tiến hành chấm chéo theo định hướng. - Bước 5: Nhận xét hoạt động và tổng kết nội dung toàn bài qua sơ đồ tư duy. 2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Đặc điểm: + Địa hình: Đồng bằng châu thổ được bồi đắp màu mỡ. + Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh. + Sông ngòi: nguồn nước dồi dào. + Tài nguyên: - Chủ yếu đất phù sa - Vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng. - Khoáng sản: than nâu, đá vôi, sét,... - Thuận lợi: + Đất phù sa màu mỡ, khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho thâm canh lúa nước. + Thời tiết có mùa đông lạnh thuận lợi cho việc trồng một số loại cây trồng ưa lạnh, phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính. + Có một số loại khoáng sản có giá trị + Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản; du lịch. - Khó khăn: + thiên tai: bão lũ lụt, thời tiết thất thường + ít tài nguyên khoáng sản. 3. Đặc điểm dân cư – xã hội - Đặc điểm: + Dân số đông, mật độ dân số cao nhất cả nước. + Nhiều lao động có kĩ thuật + Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn: tỉ lệ thất nghiệp ở các đô thị lớn, thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với cả nước. - Thuận lợi: + Nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn + Người lao động có kinh nghiệm và có kĩ thuật + Kết cấu hạ tầng hoàn thiện + Có một số đô thị hình thành từ lâu đời như Hà Nội, Hải phòng,... - Khó khăn: + Sức ép dân số đông đối với phát triển kinh tế - xã hội. + Quản lí xã hội + Ô nhiễm môi trường,... 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - GV mô tả luật chơi “Ô cửa bí mật” + Có 3 cánh cửa mỗi cánh cửa có 3 câu hỏi, các đội lần lượt lựa chọn cánh cửa để bước vào, chọn ngẫu nhiên một trong những câu hỏi. + GV thưởng cho các đội 1 điểm khi bắt đầu chơi, đội trả lời đúng được cộng 1 điểm, trả lời sai bị trừ 0.5 điểm + Sau khi các cánh cửa được mở ra và các câu hỏi được giải mã đội nào nhiều điểm hơn sé là đội chiến thắng. Gợi ý các câu hỏi Câu 1: Tỉnh nào sau đây không thuộc đồng bằng sông Hồng? A. Bắc Ninh. B. Bắc Giang. C. Vĩnh Phúc. D. Ninh Bình. Câu 2 : Đảo nào sau đây thuộc đồng bằng sông Hồng? A. Bạch Long Vĩ. B. Cồn Cỏ. C. Lý Sơn. D. Phú Qúy. Câu 3. Vùng không tiếp giáp với đồng bằng sông Hồng là A. vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. vùng Bắc Trung Bộ. C. vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. D. vịnh Bắc Bộ. Câu 4. Năm 2006, vùng Đồng bằng sông Hồng có diện tích là 15 nghìn km2, dân số là 18,3 triệu người. Vậy mật độ dân số của vùng năm 2006 là A. 1220 triệu người/ km2. B. 1220 người/ km2. C. 122 người/ km2. D. 122 triệu người/ nghìn km2. Câu 5: Hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng có chiều dài hơn: A. 2000 km. B. 3000 km. C. 4000 km. D. 5000 km Câu 6: Tài nguyên khoáng sản có giá trị ở Đồng bằng Sông Hồng là: A. than nâu, bôxít, sắt, dầu mỏ. B. đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên. C. apatit, mangan, than nâu, đồng. D. thiếc, vàng, chì, kẽm. Câu 7: Thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng Sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là: A. đất phù sa màu mỡ. B. nguồn nước mặt phong phú. C. có một mùa đông lạnh. D. địa hình bằng phẳng. Câu 8: Tài nguyên quý giá nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng là: A. Đất feralit B. Đất phù sa sông Hồng C. Than nâu và đá vôi D. Đất xám, đất mặn Câu 9: Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống: A. sông Hồng và sông Thái Bình B. sông Hồng và sông Đà C. sông Hồng và sông Cầu D. sông Hồng và sông Lục Nam 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Làm bài tập 3 SGK trang 75 - Đọc bài thơ sau và ghi chú lại vai trò của sông Hồng đến đời sống nhân dân ĐBSH. 3.5 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Tìm hiểu những tư liệu, hình ảnh về Đồng bằng sông Hồng hiện nay. - Chuẩn bị nội dung bài 21. PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 - Thời gian: 3 phút - Nêu đặc điểm về điều kiện tự nhiên của vùng ĐBSH? + Địa hình: + Khí hậu: + Sông ngòi: + Tài nguyên: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 - Thời gian: 3 phút - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên vùng ĐBSH? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 - Thời gian: 3 phút - Trình bày đặc điểm dân cư – xã hội của khu vực ĐBSH? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 - Thời gian: 3 phút - Dân đông có thuận lợi và khó khăn gì cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSH? THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 + Địa hình: Đồng bằng châu thổ được bồi đắp màu mỡ. + Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh. + Sông ngòi: nguồn nước dồi dào. + Tài nguyên: - Chủ yếu đất phù sa - Vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng. - Khoáng sản: than nâu, đá vôi, sét,... PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 - Thuận lợi: + Đất phù sa màu mỡ, khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho thâm canh lúa nước. + Thời tiết có mùa đông lạnh thuận lợi cho việc trồng một số loại cây trồng ưa lạnh, phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính. + Có một số loại khoáng sản có giá trị + Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản; du lịch. - Khó khăn: + thiên tai: bão lũ lụt, thời tiết thất thường + ít tài nguyên khoáng sản. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 - Đặc điểm: + Dân số đông, mật độ dân số cao nhất cả nước. + Nhiều lao động có kĩ thuật + Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn: tỉ lệ thất nghiệp ở các đô thị lớn, thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với cả nước. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 - Thuận lợi: + Nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn + Người lao động có kinh nghiệm và có kĩ thuật + Kết cấu hạ tầng hoàn thiện + Có một số đô thị hình thành từ lâu đời như Hà Nội, Hải phòng,... - Khó khăn: + Sức ép dân số đông đối với phát triển kinh tế - xã hội. + Quản lí xã hội + Ô nhiễm môi trường,...