Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài:vùng đồng bằng sông Hồng (tiếp). Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..

Bài 21: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (tiếp theo) I.MỤC TIÊU: HS cần: 1.1. Kiến thức - Hiểu được tình hình phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Hồng. Trong cơ cấu GDP nông nghiệp vẫn còn chiếm tỉ trọng cao, nhưng công nghiệp và dịch vụ đang có chuyển biến. - Thấy được vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đang tác động mạnh đến sản xuất và đời sống dân cư. Các TP. Hà Nội, Hải Phòng là 2 trung tâm kinh tế lớn quan trọng của vùng đồng bằng sông Hồng. - Biết kếp hợp kênh hình và kênh chữ để giải thích 1 số vấn đề của vùng 1.2. Kỹ năng - Đọc, phân tích bản đồ kinh tế 1.3. Thái độ - Có ý thức học tập bộ môn - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường 1.4. Định hướng phát triển năng lực - NL chung : tự học, tự quản lí, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo - NL chuyên biệt : NL tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, NL sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 2.1. Chuẩn bị của GV - Lược đồ kinh tế đồng bằng sông Hồng - 1 số tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở đồng bằng sông Hồng 2.2. Chuẩn bị của HS Tranh ảnh các hoạt động kinh tế ở ĐBSH III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: - Xác định vị trí của vùng đồng bằng sông Hồng trên bản đồ? Điều kiện tự nhiên của vùng có những thuận lợi khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế xã hội? - Nêu đặc điểm dân cư xã hội của vùng? 3. Tiến trình bài học 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ + Giáo viên chiếu các hình ảnh của các thương hiệu nổi bật vùng ĐBSH + Học sinh quan sát và đoán tên thương hiệu qua hình ảnh. - Bước 2: HS ghi tên các thương hiệu thể hiện sự hiểu biết về đối tượng. - Bước 3: Giáo viên cho học sinh thách đố nhau trả lời được đúng bao nhiêu thương hiệu (chọn học sinh cao nhất trả lời trước, nếu đúng hết em đó chiến thắng, chưa đúng hết em còn lại được trả lời. Nếu có cùng 2 học sinh trả lời đúng hết giáo viên sẽ dùng câu hỏi phụ để xác định học sinh chiến thắng. Câu hỏi phụ giáo viên linh hoạt theo hình ảnh được đưa ra. - Bước 4. GV chuẩn lại kiến thức và đánh giá, dẫn dắt vào bài mới. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng (25 phút) 1. Mục tiêu - HS liệt kê được các thành tựu cơ bản trong kinh tế của vùng. - Lí giải phần nào nguyên nhân của các thành tựu. - Định hướng phát triển ngành và nâng cao hiệu quả kinh tế vùng. - Kỹ năng: Đọc lược đồ, bản đồ 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Nêu vấn đề, động não - Hoạt động: Cá nhân/cặp đôi 3. Phương tiện - SGK, bài đọc, phiếu học tập, bảng phụ, tập bản đồ/Atlat 4. Tiến trình hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Tìm hiểu công nghiệp GV giới thiệu: Công nghiệp ở ĐBSH hình thành sớm nhất nước ta và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện CNH – HĐH ? Quan sát hình 21.1, nhận xét sự chuyển biến về tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng vùng ĐBSH (Tỉ trọng khu vực công nghiệp xây dựng tăng) ? Cho biết giá trị sx CN của vùng từ 1995 -> 2002 (Tăng từ 18,3 nghìn tỉ đồng lên 55,2 nghìn tỉ đồng) ? Kể tên các ngành CN của vùng? Những ngành nào là các ngành CN trọng điểm? (CN trọng điểm: CN chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xay dụng, CN cơ khí) ? Kể tên các sản phẩm CN quan trọng của vùng? ? Quan sát lược đồ hình 21.2, cho biết địa bàn phân bố của các ngành CN trọng điểm? (Chế biến lương thực – thực phẩm: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương; Sản xuất hàng tiêu dùng: Hà Nội, Ninh Bình, Hải Phòng, Cơ khí: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình) Bước 2: Tìm hiểu nông nghiệp Quan sát bảng 21.2 ? So sánh năng suất lúa của ĐBSH với ĐBSCL và cả nước? Giải thích? (Năng suất lúa cao nhất cả nước, do có trình độ thâm canh cao) ? Sản xuất lương thực ở ĐBSH có vai trò như thế nào? (Đảm bảo an ninh lương thực cho vùng, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi) ? Vùng có những thuận lợi, khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thưc? ? Vùng trồng những loại cây ưa lạnh nào? (Rau vụ đông, ngô, hoa) GV: Vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ? Nêu lợi ích kinh tế của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính của vùng? (Từ tháng 10 năm trước -> tháng 4 năm sau ĐB sông Hồng có 1 mùa đông rất lạnh, khô => Ngô đông là cây chịu hạn, chịu rét tốt cho năng xuất cao. Khoai tây và các loại rau quả cận nhiệt, ôn đớiphát triển tốt => cơ cấu cây trồng đa dạng mang lại hiệu quả kinh tế cao) ? Chăn nuôi ở vùng đồng bằng sông Hồng phát triển như thế nào? Hiện nay ngành chăn nuôi đang gặp những khó khăn gì? Giải pháp khắc phục? (Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước, chăn nuôi bò sữa đang phát triển, chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thủy sản cũng đang được chú ý phát triển) GV: Dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng ở gia súc => Đại dịch, sản phẩm không tiêu thụ được => thiệt hại hàng tỉ đồng. + Nơi xảy ra dịch sản phẩm phải tiêu huỷ toàn bộ. + Nơi chưa phát dịch phải tích cực phòng dịch: Không nhập sản phẩm gia cầm từ nơi khác tới, tẩy trùng, kiểm dịch gia súc, gia cầm trước khi đem bán. Nếu phát hiện có dịch phải báo ngay với cơ quan chức năng để xử lí kịp thời. Bước 3: Tìm hiểu dịch vụ ? Quan sát hình 21.1, nhận xét gì về tỉ trọng của ngành dịch vụ so với các ngành khác và sự biến chuyển của dịch vụ từ 1995 -> 2002? (Dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất, và có xu hướng tăng) ? Những ngành dịch vụ nào phát triển sôi động nhất? (GTVT, du lịch, bưu chính viễn thông) ? Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết xác định vị trí và nêu ý nghĩa của sân bay Nội Bài và cảng Hải Phòng? (Cảng Hải Phòng: là nơi xuất nhập khẩu hàng hoá lớn nhất. Sân bay Nội Bài: Vận chuyển hành khách) ? Trình bày tài nguyên du lịch của vùng? ? Xác định trên lược đồ các trung tâm du lịch IV. Tình hình phát triển kinh tế 1. Công nghiệp - Công nghiệp hình thành từ rất sớm và phát triển mạnh trong thời kỳ đổi mới. - Trong cơ cấu kinh tế của vùng tỉ trọng khu vực CN - XD đang tăng. - Gía trị sx CN cũng tăng, phần lớn tập trung ở các TP Hà Nội, Hải Phòng. - Các ngành CN trọng điểm là Chế biến lương thực thực phẩm, sx hàng tiêu dùng, sx vật liệu và CN cơ khí. - Sản phẩm quan trọng : Máy móc, công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng... 2. Nông nghiệp - Diện tích và tổng sản lượng lương thực đứng thứ 2 sâu đồng bằng sông Cửu Long nhưng trình độ thâm canh cao. - Sản xuất vụ đông đang trở thành vụ sx chính ở đồng bằng sông Hồng - Chăn nuôi: + Lợn: Chiếm 27,2% năm 2002 chiếm tỉ trọng lớn nhất so với cả nước. + Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh. + Chăn nuôi gia cầm và thuỷ sản đang được chú ý phát triển. 3. Dịch vụ - Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế và ngày càng tăng. - Phát triển mạnh là giao thông vận tải, bưu chính viễn thông và du lịch. - Hà Nội , Hải Phòng là 2 trung tâm dịch vụ lớn Hoạt động 2: Tìm hiểu các trung tâm kinh tế của vùng (10 phút) 1. Mục tiêu - Xác định được các trung tâm kinh tế và các ngành kinh tế quan trọng của từng trung tâm. - Kỹ năng đọc lược đồ, bản đồ 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: trực quan, đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề. - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân/cặp đôi 3. Phương tiện - Lược đồ kinh tế vùng ĐBSH - Tập bản đồ/Atlat 4. Tiến trình hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Xác định các trung tâm kinh tế ? Xác định các trung tâm kinh tế lớn trong vùng? (Hà Nội, Hải Phòng) Bước 2: Xác định vùng KTTĐ Bắc Bộ ? Xác định các thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc? Diện tích? Dân số? (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc; diện tích 15,3 nghìn km2 , dân số 13 triệu người – năm 2002) ? Cho biết vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc? V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc - Hà Nội, Hải Phòng là 2 trung tâm kinh tế quan trọng nhất của vùng. - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh => Tam giác kinh tế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. - Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của 2 vùng: ĐB sông Hồng và vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Bước 1: Yêu cầu HS Đóng vai: Là một chuyên gia kinh tế hàng đầu, anh/chị sẽ đề xuất những giải pháp và định hướng lâu dài nào nhằm thúc đẩy kinh tế ở ĐBSH phát triển hơn nữa? - Bước 2: Giáo viên gọi học sinh bất kì trình bày. Các HS và GV trao đổi làm rõ vấn đến, đồng ý hay không đồng ý về giải pháp/ định hướng. - Bước 3: GV chuẩn kiến thức, chốt ý và khen ngợi HS. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Thảo luận các vấn đề: 1. Sản xuất lương thực ở ĐBSH có tầm quan trọng như thế nào? ĐBSH có những thuận lợi, khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực? 2. Chứng minh ĐBSH có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch? 3.5 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Trả lời câu hỏi bài tập sgk/79 - Chuẩn bị bài thực hành 22: thước kẻ, bút chì, máy tính V. RÚT KINH NGHIỆM