Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài:thực hành: đọc bản đồ, phân tích, đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khonags sản đối với phát triển công nghiệp vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..

Bài 19: THỰC HÀNH ĐỌC BẢN ĐỒ, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ I. MỤC TIÊU: HS cần: 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ - Vận dụng kiến thức để phân tích đánh giá tiềm năng và ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. 1.2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng đọc các bản đồ. - Biết vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào - đầu ra của ngành công nghiệp khai thác, chế biến, sử dụng tài nguyên khoáng sản. 1.3. Thái độ - Ý thức phát triển theo hướng bền vững 1.4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ + Năng lực sử dụng công cụ địa lý: tranh ảnh, sơ đồ, video clip. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 2.1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ tự nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ - Bản đồ kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc Bộ 2.2. Chuẩn bị của HS Sách giáo khoa, thước kẻ, máy tính, bút màu, bài tập bản đồ thực hành III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: - Nêu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ? - Nêu các thế mạnh kinh tế của Trung du và Miền núi Bắc Bộ? 3. Các bước dạy và học 3.1. HOẠT DỘNG MỞ DẦU - Bước 1: GV tổ chức trò chơi “HIỂU Ý ĐỒNG ĐỘI”. GVgiới thiệu luật chơi: + Chia lớp thành 8 nhóm. 1 HS được gọi ngẫu nhiên trong nhóm + HS gợi ý cho các nhóm đoán từ, Yêu cầu gợi ý không lặp từ, tách từ + Nhóm có người gợi ý mà trả lời đúng thì ghi được 2 điểm + Nhóm mà không có người gợi ý, trả lời đúng +1 điểm - Bước 2: Thực hiện trò chơi. Các từ khóa + Than đá + Quặng sắt + Đồng + Nhôm + Chì + Thái Nguyên + Việt Trì + Quảng Ninh - Bước 3: HS tham gia trò chơi. GV hỗ trợ. - Bước 4: Tổng kết, vào bài 3.2. HOẠT DỘNG HÌNH THANH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Xác định vị trí của các mỏ khoáng sản (10 phút) 1. Mục tiêu - Xác định được vị trí, sự phân bố các mỏ khoáng sản - Vẽ được chính xác các kí hiệu đặt vào đúng vị trí tỉnh - Phát huy khả năng tự học của HS 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Trực quan 3. Phương tiện - Lược đồ VN 63 tỉnh thành trống - Bộ kí hiệu khoáng sản ép, gắn nam châm lá mặt sau 4. Tiến trình hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: GV hướng dẫn HS cách khai thác bản đồ khoáng sản. Bước 2: Xác định các mỏ KS GV gọi HS lên đọc chú giải khoáng sản và xác định 1 số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn trên bản đồ. Cho biết địa phương có khoáng sản đó? Các HS khác tự xác định trên lược đồ H18.1 đối chiếu với sự xác định của bạn trên bản đồ -> nhận xét -> xác định bổ xung. Bước 3: GV đánh giá chuẩn kiến thức. Bài tập 1: Xác định vị trí các mỏ khoáng sản trên bản đồ. - Than (Antraxit, mỡ, lửa đèn): ở Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn... - Sắt: ở Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang..... - Thiếc: ở Cao Bằng, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc... - Apatit: ở Lao Cai. - Đồng : ở Lào Cai, Sơn La - Chì, Kẽm: ở Tuyên Quang - Bôxit: ở Cao Bằng Hoạt động 2: Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản tới phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi Bắc Bộ (25 phút) 1. Mục tiêu - Phân tích sự ảnh hưởng của tài nguyên đến sản xuất công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Trò chơi - Thảo luận nhóm 3. Phương tiện - Bảng trò chơi - Phiếu học tập 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: HS thảo luận nhóm -Nhóm 1: Nêu 1 số ngành CN khai thác có điều kiện phát triển mạnh như: khai thác than, sắt, kim loại màu đồng, chì, kẽm...? Giải thích vì sao? (Vì các mỏ khoáng sản này có trữ lượng lớn, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi và quan trọng là đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế: Than làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, sx vật liệu xây dựng, luyện kim, chất đốt cho sinh hoạt, cho xuất khẩu...; Apatit dùng làm phân bón phục vụ cho sx nông nghiệp...) - Nhóm 2: chứng minh CN luyện kim đen ở Thái Nguyên sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ? (CN luyện kim đen ở Thái Nguyên vì: sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ: sắt, than, man gan...Mỏ sắt (Trại Cau) cách khu CN 7km, Than mỡ (Phấn Mễ) cách 17km, Mỏ Mangan (Cao Bằng) cách 200km...) -Nhóm 3: xác định trên bản đồ vị trí các mỏ than, các cơ sở khai thác vè chế biến than=> Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các cơ sở CN trên? (gần nhau) -Nhóm 4: Dựa vào H18.1 và sự hiểu biết hãy vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ than theo mục đích Bước 2: Các nhóm báo cáo kết quả Nhóm khác bổ sung Bước 3: GV chuẩn xác kiến thức Bài tập 2: Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản tới phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi Bắc Bộ 1. Các ngành khai thác có điều kiện phát triển - KT than, sắt, apatit - KT kim loại màu: đồng, chì, kẽm... => Vì các ngành này có các mỏ khoáng sản có trữ lượng khá lớn, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi. Quan trọng là để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế: + KT than để làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, nguyên liệu cho CN luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, chất đốt cho sinh hoạt, cho xuất khẩu... + KT Apatit: sản xuất phân bón cho nông nghiệp.... 2. Công nghiệp luyện kim đen ở Thái nguyên chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu khoáng sản tại chỗ như: - Nguyên liệu chủ yếu cho CN luyện kim là: than, sắt, mangan... - Gần trung tâm CN luyện kim đen Thái Nguyên có các mỏ khoáng sản: + Than mỡ: ở Phấn Mễ cách 17km + Sắt : ở Trại Cau cách 7km + Mangan: ở Cao Bằng cách 200km 3. Xác định vị trí mỏ khoáng sản trên bản đồ: - Than của vùng mỏ Quảng Ninh - Nhà máy nhiệt điện Uông Bí - Cảng xuất khẩu than Cửa Ông 4. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sx và tiêu thụ than 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Nhận xét ý thứ , thái độ của HS trong buổi thực hành - Thu 1 số bài tập bản đồ thực hành của HS chấm điểm. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Ôn tập lại các kiến thức cơ bản về vùng trung du và miền núi Bắc Bộ 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Chuẩn bị trước bài 20 - Sưu tầm bài hát về đồng bằng sông Hồng. IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY