Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài:thực hành vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có : văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..

Bài 16: THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ I. Mục tiêu: sau bài học, HS cần nắm 1. Kiến thức : - Củng cố những kiến thức cơ bản về cơ cấu kinh tế nước ta. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ cơ cấu bằng biểu đồ miền. - Kỹ năng nhận xét biểu đồ. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức giữ gìn các giá trị thiên nhiên , lịch sử văn hoá … của địa phương. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: tự học, tự quản lí, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, số liệu, tranh ảnh. II. Chuẩn bị: 1. GV - Các dụng cụ cần thiết: bút chì thước kẻ , bút màu... - GV cần có biểu đồ chuẩn, quy trình vẽ biểu đồ miền. 2. HS - SGK, vở ghi, đồ dùng học tập III. Tiến trình bài học 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có những điều kiện nào để trở thành trung tâm thương mại và dịch vụ lớn nhất cả nước? 3. Các hoạt động dạy học 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG Bước 1: GV có 4 tấm ảnh, đó là các biểu đồ đã vẽ nhưng bị 4 mảnh ghép che lại. Biểu đồ tròn, cột, miền, đường). Bước 2: Các nhóm sẽ lần lượt chọn mảnh ghép cần mở (mỗi mảnh ghép là một câu hỏi) trả lời được câu hỏi được 1 điểm +, trả lời được đó là dạng biểu đồ gì thì được thêm 1 điểm +. - Gợi ý bộ câu hỏi * Câu 1: Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi mới từ năm nào ? (1986) * Câu 2: Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng thuộc tỉnh ? (Quảng Bình) * Câu 3: Vùng kinh tế duy nhất của nước ta không giáp biển ? (Tây Nguyên) * Câu 4: Tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta ? (Nghệ An) Bước 3: Thực hiện trò chơi, các nhóm chơi theo thứ tự (có thể sử dụng phần mềm quay số để chọn nhóm chơi trước). Bước 4: Giáo viên kết luận và chuyển ý vào bài học mới. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung chính * HĐ1: HS hoạt động cá nhân - HS đọc yêu cầu đề bài - GV hướng dẫn quy trình vẽ biểu đồ miền và từng bước vẽ. B1: Cần nhận biết số liệu đẻ có thể vẽ biểu đồ miền + Nếu có 1 -> 2 năm tì vẽ biểu đồ cơ cấu hình tròn. + Nếu có nhiều năm thì vẽ biểu đồ cơ cấu hình miền. + Trục dọc biểu hiện tỉ lệ 100%(10cm) + Trục ngang biểu hiện năm11n=11cm - Biểu đồ miền là một biến thể từ biểu đồ cột chồng khi ta tưởng tượng các cột chồng có bề rộng = sợi chỉ và ta nối các đoạn cột chồng với nhau => Ta được biểu đồ miền. B2: Khi vẽ ta vẽ lần lượt từng chỉ tiêu chứ không vẽ theo từng năm. Cách xác dịnh điểm vẽ giống như khi vẽ biểu đồ cột chồng. B3: Vẽ đến đâu kẻ vạch hoặc tô màu luôn đến đấy, đồng thời lập bảng chú giải và ghi tiêu đề biểu đồ. * HS tiến hành vẽ biểu đồ dưới sự hướng dẫn và bao quát lớp của GV. - 1 HS lên vẽ trên bảng: HS khá (giỏi) - Các học sinh khác vẽ vào vở: Vẽ theo từng bước. - Thời gian : Lấy thời gian HS vẽ trên bảng làm chuẩn. * HĐ2: HS hoạt động nhóm thảo luận - GV hướng dẫn cách nhận xét biểu đồ. - HS thảo luận trả lời từng câu hỏi. + Đại diện 1 nhóm báo cáo , các nhóm khác nhận xét bổ xung. - GV đánh giá chuẩn kiến thức. + Do trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. + Do sự đô thị hóa nông thôn, các thành phố công nghiệp ngày càng mở rộng, diện tích đất nông nghiệp giảm, do cơ giới hóa nông nghiệp…. + Công nghiệp ngày càng phát triển tạo nhiều sản phẩm….. I) Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kỳ 1991 - 2002 1) Quy trình vẽ biểu đồ miền (biểu đồ diện hay biểu đồ hình chữ nhật): B1: Vẽ khung biểu đồ là 1 hình chữ nhật ( hay hình vuông). - Cạnh dọc ( trục tung) thể hiện tỉ lệ 100% - Cạnh ngang (trục hoành) thể hiện từ năm đầu đến năm cuối. B2: Vẽ ranh giới miền.Trong trường hợp biểu đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau thì ranh giới phía trên của miền thứ nhất được vẽ như đồ thị. Cần lưu ý là ranh giới phía trên của miền thứ nhất chính là ranh giới phía dưới của miền thứ 2. Ranh giới phía trên của miền cuối cùng chính là đường nằm ngang thể hiện tỉ lệ 100%. B3: Hoàn thiện biểu đồ: - Ghi số liệu tương ứng và kí hiệu lên biểu đồ. - Lập bảng chú giải - Ghi tên biểu đồ. 2) Tiến hành vẽ biểu đồ: II) Nhận xét biểu đồ: 1) Cách nhận xét chung: Trả lời các câu hỏi sau: 1) Như thế nào? (Hiện trạng, xu hướng biến đổi, diễn biến quá trình) 2) Tại sao?( Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi ấy) 3) Sự biến đổi đó có ý nghĩa như thế nào? 2) Nhận xét biểu đồ: - Sự giảm mạnh của tỉ trọng Nông - Lâm - Ngư nghiệp từ 40,5% -> 23%. Chứng tỏ nước ta đang chuyển dần từ nước Nông nghiệp -> nước công nghiệp. - Tỉ trọng khu vực kinh tế Công nghiệp Xây dựng đang tăng lên nhanh. Chứng tỏ quá trình Công nghiệp hoá và hiện đại hoá nước ta đang phát triển. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Nhận xét tiết thực hành : ý thức thái độ học tập của học sinh. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - HS: hoàn thiện bài thực hành bài 16 trong sách bài tập bản đồ. - Chuẩn bị ôn tập từ bài 1 đến bài 16 -> Kiểm tra 1 tiết. + Hệ thống hoá kiến thức địa lí đân cư + Hệ thống hoá kiến thức địa lí các ngành kinh tế (Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển. Tình hình phát triển và phân bố các ngành kinh tế) => Trả lời hệ thống các câu hỏi và bài tập trong sgk + Câu hỏi bài tập trong sách bài tập bản đồ 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Nêu nhận xét của bản thân em về sự thay đổi cơ cấu kinh tế của địa phương em. IV. RÚT KINH NGHIỆM