Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài:thực hành: đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn châu Á. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..

Bài 6. THỰC HÀNH ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC THÀNH PHỐ LỚN CỦA CHÂU Á I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phân tích lược đồ phân bố dân cư của châu Á. - Phân tích được bảng số liệu về dân số của một số thành phố lớn ở châu Á. 2. Kĩ năng - Xác định vị trí của các thành phố lớn đông dân của châu Á. Những nơi tập trung đông dân, nơi thưa dân. - Phân tích bản đồ dân cư châu Á, bản đồ tự nhiên châu Á, tìm mối quan hệ địa lí giữa dân cư và tự nhiên, giải thích sự phân bố đó. - Rèn cho học sinh một số kĩ năng sống như: Tư duy, giải quyết vấn đề và tự nhận thức. 3. Thái độ - Thực hành tích cực - Thể hiện niềm đam mê, ưa khám phá bộ môn. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: tự học, sáng tạo, hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng CNTT. - Năng lực chuyên biệt: nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Lược đồ mật độ dân số và các thành phố lớn của châu Á - Lược đồ phân bố dân cư châu Á. - Lược đồ phân bố các chủng tộc châu Á. - Tranh ảnh về dân cư, xã hội châu Á 2. Chuẩn bị của HS - Tập bản đồ các châu lục. - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. Bút màu các loại. - Các kiến thức đã học về dân cư, xã hội châu Á. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới. 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1: Yêu cầu: Xem ảnh đoán tên quốc gia liên quan đến nội dung bức ảnh, ghi lại ra giấy theo số thứ tự - Bước 2: HS trình bày kết quả. - Bước 3: Từ phần trả lời của học sinh, GV dẫn vào bài. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: Phân bố dân cư châu Á * Mục tiêu - Phân tích được lược đồ phân bố dân cư của châu Á. - Giải thích sự phân bố dân cư của châu Á. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp/ kĩ thuật: Nhóm, khăn trải bàn - Hoạt động: Cá nhân – Nhóm * Phương tiện - Lược đồ phân bố dân cư châu Á - Phiếu học tập về mật độ dân số ở châu Á - Giấy A5 kẻ dạng khăn trải bàn * Tiến trình hoạt động Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động : cá nhân / nhóm GV hướng dẩn HS yêu cầu đọc bài thực hành - Nhận biết khu vực có mật độ dân số từ thấp đến cao - GV yêu cầu HS làm việc với bản đồ: + Đọc kí hiệu mật độ dân số + Sử dụng kí hiệu nhận biết đặc điểm sự phân bố dân cư + Nhận xét dạng mật độ dân cư nào chiếm diện tích lớn nhất và nhỏ nhất - MĐDS trung bình có mấy dạng -Xác định nơi phân bố chính trên lược đồ H6.1 - Loại mật độ nào chiếm diện tích lớn, khá lớn, nhỏ, rất nhỏ - Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố dân cư không đều *Hoạt động nhóm: (4 nhóm) - Bước 1 : chia nhóm phân công nhiệm vụ 4 nhóm (Mỗi nhóm thảo luận 1 loại MĐDS) GV hướng dẫn, dựa vào H6.1/20, H1.2/5 và H2.1/7 phối hợp bảng SGK/19 -Bước 2: Các nhóm thảo luận -Bước 3: Đại diện từng nhóm trình bày. -Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức , nhận xét. theo nội dung bảng sau: 1.Sự phân bố dân cư châu Á MĐ DS Nơi phân bố Diện tích Đặc điểm tự nhiên Dưới 1người/km2 Bắc LB Nga, Tây TQuốc, Arập Xê út Ap-ga-nit xtan, Pa-ki-xtan Lớn nhất -KH khắc nghiệt -Địa hình cao ñồ sộ -Mạng lưới sông ngòi thưa Từ 1-50 người/km2 NamLB. Nga,BĐ trung ấn ĐNÁ, ĐN thổ nhĩ kì, I ran Khá lớn -KH ôn đới lục địa khô, NĐ khô -Địa hình:Núi và CN cao -Mạng lưới sông ngòi thưa Từ 50-100 người/km2 Ven ĐTHải,trung tâm Ấn Độ, 1 số Đảo In-đô-nê-xi-a,TQuốc Nhỏ -KH ôn hoà có mưa -Địa hình đồi núi thấp -Lưu vực sông lớn Từ 100 người/km2 Ven biển Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Đông Trung Quốc, Nam Thái Lan, Rất nhỏ -KH gió mùa -Địa hình:đồng bằng châu thổ -Mạng lưới sông ngòi dày ñặc HOẠT ĐỘNG 2: Các thành phố lớn ở châu Á * Mục tiêu - Phân tích được bảng số liệu về dân số của một số thành phố lớn ở châu Á. - Giải thích sự phân bố các thành phố lớn * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Nhóm kết hợp vấn đáp, gợi mở - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân và nhóm * Phương tiện - Lược đồ mật độ dân số và những thành phố lớn của châu Á. - Các mảnh giấy có ghi tên các thành phố lớn ở châu Á. * Tiến trình hoạt động Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng *Hoạt động nhóm: (4 nhóm) -Bước 1 : chia nhóm phân công nhiệm vụ - Đọc và xác định các thành phố châu Á trên b/đồ các nước trên thế giới - Các thành phố lớn châu á phân bố ở đâu?tại sao lại phân bố ở đó? -Bước 2: các nhóm thảo luận -Bước 3: đại diện từng nhóm trình bày. -Bước 4: gv chuẩn xác kiến thức , nhận xét. 2.Các thành phố lớn ở châu Á - Các thành phố lớn châu á đông dân tập trung ven biển 2 ñại dương(TBD, ÂĐ D) là nơi có ñồng bằng châu thổ rộng màu mở, có KH gió mùa là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Bước 1: Trò chơi trắc nghiệm Đ, S 1. Dân cư châu Á tập trung ở ven biển, phía đông của Đông Á, Đông Nam Á 2. Những nơi tập trung đông dân cư ở châu Á là những nơi có khí hậu khắc nghiệt, lạnh giá quanh năm và các hoang mạc. 3. Những nơi thưa dân ở châu Á là những khu vực nằm xa biển, có địa hình núi cao, giao thông khó khăn. 4. Thành phố Hà Nội là thành phố đông dân nhất Việt Nam 5. Ấn Độ là thành phố đông dân nhất châu Á. - Bước 2: Đoán tên thành phố lớn của Việt Nam qua ảnh. 1. Hà Nội: Hồ Gươm 2. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà thờ Đức Bà 3. Đà Nẵng: Cây cầu có tượng bàn tay 4. Hải Phòng: Hoa phượng đỏ 5. Huế: Cầu Trường Tiền 6. Hội An: chùa Cầu 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu cho bạn bè về những điểm nổi bật của thành phố thuộc tỉnh (thành phố) em đang sinh sống. 3.5 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Chuẩn bị trước bài 7 “Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội châu Á”, đóng vai 1 phóng viên biên tập cuộc phỏng vấn về hoạt động kinh tế - xã hội của Nhật Bản. -Soạn trước tiết:Ôn tập-Đặc điểm tự nhiên Châu Á: Vị trí địa lí, hình dạng kích thước, đặc điểm địa hình,Khí hậu,sông ngòi, cảnh quan tự nhiên Châu Á. -Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á.