Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: đặc điểm phát triển kinh tế xã hội châu Á. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..
Bài 7: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Liệt kê được các nhóm nước có trình độ phát triển kinh tế giống nhau. - Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước ở châu Á - So sánh sự phát triển kinh tế - xã hội các nước và bước đầu lí giải nguyên nhân của sự chênh lệch trình độ phát triển. - Liên hệ với tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam 2. Kĩ năng - Phân tích bảng số liệu về chỉ tiêu kinh tế của một số nước ở châu Á. - Thu thập, thống kê các thông tin kinh tế - xã hội để nhận định, đánh giá mở rộng kiến thức. 3. Thái độ - Có ý thức học tập tốt để xây dựng đất nước - Trân trọng thành quả KT-XH các nước 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác và thuyết trình trước đám đông. - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: + Năng lực sử dụng bản đồ + Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip. + Năng lực lí giải Địa lí II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Tranh ảnh, tài liệu về các trung tâm kinh tế lớn, các thành phố lớn của một số quốc gia ở châu Á. 2. Chuẩn bị của HS - Tìm hiểu bài trước. - Tìm đọc các thông tin kinh tế ở một số nước ở châu Á có nền kinh tế phát triển III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới. 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1: Giáo viên cho học sinh xem các nhãn hiệu hàng hóa nổi bật ở một số quốc gia. Học sinh quan sát và đoán tên quốc gia qua hình ảnh. - Bước 2: HS trả lời. - Bước 3: Giáo viên dẫn dắt vào bài. 3.2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC NƯỚC (25 phút) * Mục tiêu - Liệt kê được các nhóm nước có trình độ phát triển kinh tế giống nhau. - Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước ở châu Á - Phân tích bảng số liệu về chỉ tiêu kinh tế của một số nước ở châu Á. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Nêu vấn đề, trực quan - Hoạt động: Cá nhân/cặp đôi/nhóm * Phương tiện - Bảng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của một số nước ở châu Á. - Phiếu học tập * Tiến trình hoạt động Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính HĐ1:(35/) Đặc điểm kinh tế xã hội các nước Châu Á Yêu cầu HS quan sát bảng 7.2 và thảo luận nhóm giải quyết các vấn đề sau : GV: Nhận xét về mức bình quân GDP/người của một số nước châu Á. GV: Nước nào có mức bình quân GDP cao nhất, thấp nhất. Sự chênh lệch mức bình quân GDP giữa 2 nước này gấp mấy lần. GV: Những nước nào có mức thu nhập cao,trung bình, thấp. Nhìn chung mức thu nhập của phần lớn các nước châu Á như thế nào ? GV cần cung cấp cho HS thông tin về đánh giá mức thu nhập qua GDP/ người - Mức thu nhập dưới 735 USD/ người/năm : thu nhập thấp. - Từ 735 đến 2934 USD/ người/năm : thu nhập trung bình dưới . - Từ 2935 đến 9075 USD/ người/năm : thu nhập trung bình trên . - Trên 9075 USD/ người/năm : thu nhập cao. GV: Cơ cấu GDP % của các nước có thu nhập cao khác với các nước có thu nhập thấp như thế nào ? GV: Cơ cấu GDP % nước ta thuộc loại nào GV: Những quốc gia nào có tỉ lệ tăng GDP bình quân năm (%) cao hơn mức trung bình thế giới (3%), nước nào có tốc độ tăng GDP cao ( tăng GDP (%) trên mức 6% là có tốc độ tăng trưởng nhanh) GV: Nước ta có tốc độ tăng trưởng như thế nào ? GV: Từ bảng 7.2 rút ra kết luận gì về kinh tế –xã hội của châu Á ? HS: Dựa vào thông tin trong mục 2 SGK cho biết: GV: Trình độ phát triển kinh tế của phần lớn các quốc gia châu Á như thế nào ? GV: Xu hướng phát triển kinh tế của nhiều nước châu Á là gì ? GV tổnh hợp các vấn đề về kinh tế các quốc gia châu Á I.Đặc điểm phát triển Ktế – XH của các nước và lãnh thổ Châu Á hiện nay - Sau chiến tranh thế giới lần 2 , nền kinh tế châu Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều nước tăng. - Song sự phát triển kinh tế giữa các nước và các vùng lãnh thổ của châu Á không đồng đều, các quốc gia nghèo khổ còn chiếm tỉ lệ cao. *Hoạt động 2: HS hoàn thành BT điền ND vào bảng sau - Thời gian: 10 phút - HTTC: cá nhân/ cặp - Các bước tiến hành: Nhóm nước Đặc điểm phát triển kinh tế Tên nước – vùng phân bố Phát triển cao. Nền KT – XH toàn diện Nhật Bản Công nghiệp mới. Mức độ công nghiệp hoá cao, nhanh. Xi- ga- po, Hàn Quốc Đang phát triển. Nông nghiệp phát triển chủ yếu. Việt Nam, Lào Tốc độ tăng trưởng KT cao. Công nghiệp phát triển nhanh, nông nghiệp có vai trò quan trọng. Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan Trình độ KT –XH chưa phát triển cao. Khai thác dầu khí xuất khẩu. Arập- Xêút, Bru- nây. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Bước 1: GV đặt câu hỏi • Sự phát triển kinh tế xã hội ở các nước châu Á hiện nay như thế nào ? • Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có trình độ phát triển kinh tế như thế nào ? Lấy ví dụ để chứng minh điều em nhận định sự phát triển kinh tế của Việt Nam ? - Bước 2: Học sinh thảo luận. GV có thể cho HS sử dụng thiết bị điện tử để tìm kiếm thông tin và hoàn thành thông tin trên bảng/PHT. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Giao nhiệm vụ: “TÔI LÀ CHUYÊN GIA KINH TẾ” Em hãy đóng vai một chuyên gia kinh tế, hùng biện về cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ có ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới nói chung và châu Á nói riêng (lưu ý có liên hệ với Việt Nam). 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG. -Về nhà học kĩ phần 1,2 ; làm bài tập đia lí -Soạn trước bài “ Tình hình phát triển KT – XH ở các nước Châu Á” - Những thành tựu về nông nghiệp của các nước Châu Á được biểu hiện ntn? -Vì sao các nước TNÁ có mức thu nhập đầu người xếp vào loại cao ? -Trình bày đặc điểm phát triển công nghiệp Châu Á?