Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Thực hành về khí hậu và thủy văn. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..

BÀI 35: THỰC HÀNH VỀ KHÍ HẬU VÀ THUỶ VĂN I- MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về khí hậu, thủy văn Việt nam qua hai lưu vực sông Bắc Bộ (sông Hồng), sông Trung Bộ ( sông Gianh) - Nắm vững mối quan hệ nhân quả giữa mùa mưa và mùa lũ trên các lưu vưc sông 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ, kĩ năng xử lí và phân tích số liệu khí hậu thủy văn. 3. Phẩm chất - Có trách nhiệm bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát triển kinh tế bền vững. - Tự tin, quyết đoán. 4. Định hướng phát triển năng lực. - Năng lực chung : Tự học, giải quyết vấn đề , hợp tác ,giáo tiếp, thuyết trình ( sáng tạo, tự quản lý, sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác….) - Năng lực chuyên biệt : Sử dụng bản đồ , tranh ảnh để phân tích số liệu ,nhận xét (Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ , sử dụng hình ảnh, tư liệu ,học tập từ thực địa …….) II- ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC 1. Giáo viên: - Bản đồ mạng lưới sông ngòi Việt Nam 2. Học sinh: - Bút chì, thước kẻ, phấn màu, giấy A4 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) * Nước ta có mấy mùa khí hậu ? Nêu đặc trưng khí hậutừng mùa ở nước ta? * Sông ngòi nước ta có mấy mùa nước ? 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1: GV đ¬ưa ra các gợi ý: Đưa ra hình ảnh về một số dòng sông ở nước ta ( S.Hồng , S.Mó S. Cửu Long của 3 miền B,T, N). Nêu hiểu biết của em về chế độ dòng chảy của các hệ thống sông trên ? - Bước 2: HS đ¬ưa ra các nhận định và để giải quyết các vế đề đó ? - Bước 3: GV nhấn mạnh về chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta. Để hiểu hơn về sông ngòi cũng như ảnh hưởng của lượng mưa tới dòng chảy như thế nào chúng ta cùng đi tim hiểu qua tiết thực hành. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ. - Thời lư¬ợng: 15 phút - Hình thức tổ chức: cả lớp, cặp đôi,cỏ nhân. - Đồ dùng: Bản đồ sông ngòi Việt Nam., bảng phụ . - Ph¬ương pháp, kĩ thuật: sử dụng bản đồ ,tranh ảnh , thảo luận , thuyờt trình. - Không gian: nhóm ngồi 4 - Tài liệu: Môc 1- a/ bài 35 - Tiến trình tổ chức: Tiến trình - HS đọc yêu cầu bài tập 1 - GV hướng dẫn vẽ biểu đồ cột cân đối + Chọn tỉ lệ phù hợp để biểu đồ cân đối + Thống nhất thang chia cho hai lưu vực sông + Vẽ kết hợp biểu đồ lượng mưa: hình cột màu xanh . Biểu đồ lưu lượng: đường biểu diễn màu đỏ. - HS dưới lớp vẽ vào vở - 1 HS lên bảng vẽ - HS ghép biểu đồ đã vẽ lên bản đồ các lưu vực sông cho phù hợp với vị trí Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích biểu đồ - Học sinh đọc yêu cầu bài tập a. Xác định mùa mưa và mùa lũ theo chỉ tiêu vượt trung bình - Giá trị lượng mưa tháng = Tổng lượng mưa của 12 tháng/12 ( S. Hồng 153 mm, S Gianh 186 mm ) - Giá trị trung bình của lưu lượng tháng = Tổng lượng mưa của 12 tháng /12 ( S. Hồng 3632 m3/ s , S .Gianh 61,7 m3/ s) b. Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên 2 lưu vực sông H: Các tháng nào của mùa lũ trùng hợp với các tháng mùa mưa ? + S. Hồng: 6, 7, 8, 9 + S Gianh: 9, 10, 11 H: Các tháng nào của mùa lũ không trùng hợp với mùa mưa ? Vì sao ? + S. Hồng: 5, 10 + S Gianh: 8 Vì ngoài mưa còn có các nhân tố khác tham gia làm biến đổi dòng chảy tự nhiên … H: Chế độ mưa của khí hậu và chế độ mưa của sông có mối quan hệ với nhau không? H: Việc xây dựng đập thuỷ điện hồ chứa nước trên sông có tác dụng gì? HS: Điều tiết nước sông theo nhu cầu của con người 3. 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Hoàn thành bài thực hành . - Làm bài tập trong VTB. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DUNG GV đưa biểu điểm HS tự chấm bài thực hành của nhau GV chấm một số bài của HS GV khắc sâu lại các cách vẽ biểu đồ lưu lượng và lượng mưa 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Chuẩn bị bài 26 : trả lời câu hỏi in nghiêng trong bài học . - Sưu tầm các mẫu đất .