Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Các hệ thống sông ở nước ta. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..
BÀI 34: CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày được vị trí tên gọi 9 hệ thống sông lớn ở nước ta. - Hiểu được 3 vùng thủy văn: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ.Giải thích sự khác nhau. - Trình bày được về khai thác các nguồn lợi sông ngòi và những giải pháp phòng chống lũ lụt ở nước ta. 2. Về kĩ năng - Thu thập sử lí thông tin từ bản đồ, lược đồ - Rèn kĩ năng đọc, phân tích và chỉ bản đồ, làm việc nhóm, làm chủ bản thân và tự nhận thức. 3. Về thái độ, hành vi - GD ý thức học tập bộ môn. 4. Định hướng phát triển năng lực. - Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực nêu và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, tự nhận thức bản thức,.... - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, tranh ảnh; tư duy tổng hợp lãnh thổ,... II. CHUẨN BỊ; 1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ sông ngòi Việt Nam. - Phóng to bảng 34.4: hệ thống các sông lớn ở nước ta. 2. Chuẩn bị của HS - SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (?) Vì sao sông ngòi nước ta lại có 2 mùa nước khác nhau rõ rệt? (?) Những nguyên nhân làm nước sông ô nhiễm? 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1: Hướng dẫn thể lệ:”NHANH NHƯ CHỚP” - Bước 2: GV bắt đầu cuộc chơi với các câu hỏi ngắn về sông ngòi: 1/ Hãy cho biết sông ngòi nước ta chảy theo những hướng chủ yếu nào? >>>TBđN, Vòng cung 2/ Nước ta có bao nhiêu con sông dài trên 10km? >>> 2360 3/ Đập thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên dòng sông nào? >>> Đà 4/ Tháng đỉnh l4 của sông ngòi Bắc Bộ là tháng mấy? >>>8 5/ Kể tên 2 mùa nước trên sông? >>> mùa lũ và mùa cạn 6/ Bây giờ đang là mùa nước nào? >>> cạn/lũ tùy địa phương 7/ Tên con sông ở địa phương mình là gì? >> tự kể 8/ Công trình thủy lợi nào lớn nhất nước? >>> Hồ Dầu Tiếng 9/Con sông nào dài nhất miền Nam? >>> Đồng Nai 10/ Sông nào là biểu tượng của thành phố Huế? >> Hương - Bước 2: HS trả lời; GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi các HS làm tốt. - Bước 3: Từ phần trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài 2.Phát triển bài 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1:tìm hiểu đặc điểm hệ thống sông ngòi nước ta.(20 phút) - Mục tiêu: + Trình bày được vị trí tên gọi 9 hệ thống sông lớn ở nước ta. + Hiểu được 3 vùng thủy văn: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ.Giải thích sự khác nhau. - PPDH: hợp tác theo nhóm, đàm thoại gợi mở, thuyết trình - HTTC: cả lớp, nhóm, cá nhân. - Các bước tiến hành: Hoạt động của GV-HS Nội dung chính - Bước 1: + GV treo bản đồ sông ngòi VN và giới thiệu. + GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: (?) Thế nào là hệ thống sông lớn? (Diện tích lưu vực > 10.000km2) (?) Xác định 9 hệ thống sông lớn trên bản đồ sông? (?) Hà Nội có sông lớn nào? Thuộc hệ thống? + HS quan sát và chỉ bản đồ để trả lời câu hỏi. + GV chuẩn kiến thức. - Bước 2: + GV chia lớp làm 3 nhóm và thảo luận trong thời gian 5 phút: +N1: Đặc điểm, Dài, hình dạng, Chế độ nước (lũ, lụt như thế nào?), Giải thích chế độ nước sông của hệ thống sông ngòi Bắc Bộ. +N2: Đặc điểm, Dài, hình dạng, C/độ nước (lũ, lụt như thế nào?), Giải thích chế độ nước sông của hệ thống sông ngòi Trung Bộ. +N3: Đặc điểm, Dài, hình dạng, C/độ nước (lũ, lụt như thế nào?), Giải thích chế độ nước sông của hệ thống sông ngòi Nam Bộ. + Đại diện các nhóm trình bày kết quả. + GV KL: 1. Sông ngòi nước ta phân hóa đa dạng. Bắc Bộ Trung Bộ Nam Bộ Hệ thống sông SHg, T.Bình, B.Giang, Kỳ Cùng, S.Mã S.Cả, Thu Bồn, Đà Rằng (Ba) Đ.Nai, S.Cửu Long Đặc điểm - Dạng nan quạt (hướng địa hình -> dòng chảy) + Hướng TB - ĐN. + Vòng cung. - Dốc TB -> ĐN (độ dốc lãnh thổ). - Chế độ nước thất thường. + Lũ kéo dài 5 tháng. + Mùa có lũ (T4- 10), (T6 -10) >> T8. + Lũ lên nhanh và kéo dài (do lũ lên nhiều lần, đột ngột do:Các phụ lưu cùng đổ 1 chỗ VT. Đà, chảy, Lô, Hồng. Mưa tập trung theo mùa. Độ dốc lớn.) - Ngắn, dốc. - Lũ lên nhanh và đột ngột. Mùa lũ vào thu và đông. (Đ/h: ăn lan ra biển, sườn dốc -> lũ nhanh, đột ngột.) - TB -> ĐN. - Lượng nước lớn, lòng sông rộng, sâu, ảnh hưởng thủy triều mạnh. - Chế độ nước điều hòa hơn. - Lũ vào T7 - 11 (lũ lên sâu T4 -10 >> 9, 10 rút dần dần do l.vực rộng, phụ lưu đổ nhiều chỗ, Biển Hồ điều hòa lượng nước, độ dốc nhỏ hơn). Hoạt động 2:tìm hiểu về vấn đề sống chung với lũ(10 phút) - Mục tiêu: Trình bày được về khai thác các nguồn lợi sông ngòi và những giải pháp phòng chống lũ lụt ở nước ta. - PPDH: đàm thoại gợi mở, thuyết trình - HTTC: cả lớp, cá nhân. - Các bước tiến hành: Hoạt động của GV - HS Nội dung chính - Bước 1: + GV giới thiệu: Sông Hồng lũ đột ngột -> rất ảnh hưởng sản xuất, sinh hoạt. + GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: (?) Từ xa xưa ở ĐBSH đã có những biện pháp gì để hạn chế ảnh hưởng của lũ? (?) Em hãy nêu những thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở ĐBSCL? Biện pháp hạn chế ? + HS trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung. + GV chuẩn kiến thức. - Bước 2: + GV treo hình ảnh nhân dân phòng chống lũ lụt. + GV nói về những ảnh hưởng của lũ lụt mang lại. 2. Vấn đề sống chung với lũ. * Sông Hồng: + Đắp đê lớn chống lũ. + Tiêu lũ theo sông nhanh vào ô trũng. + Bơm nước từ đồng ruộng ra sông + Xây dựng hồ chứa nước dùng thủy lợi, thủy điện (Hồ Hòa Bình). * Cửu Long: + Đắp đê bao hạn chế. + Tiêu lũ ra vùng biển phía Tây. + Làm nhà nổi, làng nổi. + Xây dựng các vùng đất cao để hạn chế tác hại của lũ. + Phối hợp các nước trong V.ban sông Mê Công để dự báo chính xác và sử dụng hợp lý nguồn lợi sông Mê Công. Do lũ lên từ từ - rút từ từ -> Chủ động sản xuất: - Gieo mùa + gặt (lũ tháng 4 - 10) nên trồng lúa hè thu ngắn, thu hoạch: tháng 5 - 9 vì sau đó nước ngập. - Côn trùng chết, th/hại gia súc, nhà cửa, mùa màng. - Bồi đắp phù sa mới. - Cá vào đồng bằng.-> có lợi lớn -> không cần đê - mà đón lũ + lúa sạ + tôm sú. - Ảnh hưởng: ngập mặn thủy triều do ...... sông thấp. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP GV cho HS chơi trò chơi: BÔNG HOA MAY MẮN bằng cách trả lời 4 câu hỏi Câu 1. Sông gì đỏ nặng phù sa Sông gì lại được hóa ra chín rồng? (Hãy cho biết các sông đó thuộc hệ thống sông nào ở nước ta) (sông Hồng và Cửu Long) Câu 2. Làng quan họ có con sông Hỏi con sông ấy là sông tên gì? Thuộc hệ thống sông nào ở nước ta? (Sông Cầu) Câu 3. Điền tên vùng sông ngòi tương ứng với mùa lũ: …………… Lũ thường vào mùa thu đông (Trung Bộ) …………… Lũ từ tháng 7 đến tháng 11 (Nam Bộ) …………… Lũ từ tháng 6 đến tháng 10 (Bắc Bộ) Câu 4. Các thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ nằm trên bờ những dòng sông nào? (Hồng, Sài Gòn, Hàn, Hậu) 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV yêu cầu HS: + Chỉ bản đồ và mô tả 2 hệ thống sông Hồng, C.Long? + GV treo bảng phụ: (?) Nối ý ở các cột sau cho đúng: Hệ thống sông Đặc điểm BB a. Lũ lên nhanh đột ngột. TB b. Lượng nước lớn, c/độ nước đ/hòa NB c. Lũ lên nhanh và kéo dài d. Lũ vào thu đông 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG 1. Trong chương trình Ngữ văn đã học, em đã được học những câu tục ngữ, ca dao, dân ca nào nói về sông ngòi ở nước ta. Giải thích ý nghĩa của tên gọi dòng sông đó? 2. Tìm hiểu vấn đề “Sống chung với lũ” ở Đồng bằng sông Cửu Long. 3. Chuẩn bị trước bài 35: Thực hành về khí hậu, thủy văn Việt Nam.