Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: đặc điểm các khu vực địa hình Việt Nam. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..

Bài 29 : ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được vị trí, đặc điểm cơ bản của các khu vực địa hình. - Giải thích được sự phân hóa địa hình đồi núi ở Việt Nam, đặc điểm mỗi khu vực địa hình và sự khác nhau giữa các khu vực đồi núi. - Trình bày được đặc điểm chung của đồng bằng nước ta và sự khác nhau giữa các đồng bằng. - Phân tích được mối quan hệ giữa địa hình với các thành phần tự nhiên khác. - So sánh các khu vực địa hình. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ Tự nhiên Việt Nam, lược đồ Địa hình Việt Nam, lược đồ các miền tự nhiên để hiểu và trình bày, mô tả các đặc điểm và sự phân bố các khu vực địa hình ở nước ta. - Đọc bản đồ địa hình để xác định được vị trí các dãy núi, đỉnh núi và dòng sông, trên lược đồ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng... 3. Thái độ - Yêu thiên nhiên Việt Nam và có các tác động phù hợp đối với các dạng địa hình nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất nhưng không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên. - Trân trọng, tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước 4. Năng lực hình thành - Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực tự học - Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh; Năng lực vận dụng kiến thức nội môn và kiến thức liên môn II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ giáo khoa treo tường Địa lý tự nhiên Việt Nam, lược đồ Địa hình Việt Nam - Át lát địa lý Việt Nam. - Phiếu học tập, bảng biểu, sơ đồ. 2. Chuẩn bị của HS - Đọc và soạn trước bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình. Trình bày được đặc điểm các khu vực địa hình; so sánh các khu vực địa hình - Sưu tầm một số hình ảnh về cảnh quan khu vực đồi núi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ * Nêu những đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam? Đến giai đoạn Tân kiến tạo đặc điểm cấu trúc địa hình nước ta có những thay đổi lớn lao gì ? 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1: HS đọc bản đồ địa hình Việt Nam và nêu những nội dung về đặc điểm của địa hình Việt Nam mà mình đã được học. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ trong 2 phút. - Bước 3: HS so sánh kết quả với các bạn bên cạnh để chỉnh sửa và bổ sung cho nhau. GV gọi HS lên trình bày kết quả, GV dắt dẫn vào bài học. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: Khám phá về khu vực địa hình đồi núi (13 phút) * Mục tiêu - Kiến thức: Nêu được vị trí, đặc điểm cơ bản của khu vực đồi núi và sự khác nhau giữa các khu vực đồi núi. Học sinh hiểu được sự phân hóa địa hình đồi núi nước ta - Kĩ năng: Sử dụng bản đồ Tự nhiên Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình núi nước ta. Phân tích so sánh đặc điểm các khu vực địa hình núi. - Thái độ: Giáo dục tư tưởng, tình yêu quê hương đất nước * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đàm thoại gợi mở, phát vấn. - Thảo luận nhóm - Khai thác tranh ảnh. - Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, sơ đồ. * Phương tiện - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Lược đồ Địa hình Việt Nam. - Lược đồ địa hình các miền tự nhiên: Hình 41.1; Hình 42.1 và Hình 43.1 - Phiếu học tập. * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - GV: Sử dụng bản đồ tự nhiên Việt nam treo tường để giới thiệu, phân tích khái quát sự phân hoá địa hình từ Tây sang Đông lãnh thổ; các bậc địa hình kế tiếp nhau thấp dần từ đồi núi – đồng bằng – thềm lục địa. - GV giới thiệu toàn thể khu vực đồi núi trên toàn lãnh thổ. - Khu vực đồi núi nước ta được chia thành những vùng núi nào ? Hoạt động: Thảo luận nhóm (5 phút) Bước 1: Chia nhóm phân công nhiệm vụ. - Yêu cầu: HS đọc lược đồ địa hình Việt Nam (hình 28.1), kết hợp với đọc thông tin trang 104, 105 SGK Địa lí 8, và việc chuẩn bị tìm hiểu bài ở nhà, hãy: Lựa chọn thông tin và điền vào sơ đồ sau: (Phiếu học tập số 1) - Bước 2: Cá nhân HS phải nghiên cứu sơ đồ, đọc nội dung SGK, dự kiến các nội dung trả lời điền vào sơ đồ và trao đổi với bạn trong nhóm. Nhóm trưởng giao việc cho các nhóm nhỏ đảm nhận trách nhiệm, nhóm trưởng chú ý quản lí thời gian khi làm việc nhóm. - Bước 3: Nhóm đại diện báo cáo phần thảo luận, các nhóm lắng nghe, ghi chép, nhận xét, góp ý cho nhóm báo cáo - Bước 4: GV nhận xét đánh giá quá trình hoạt động của các nhóm, đánh giá sản phẩm và chuẩn hóa kiến thức. Chuyển ý: Đồi núi nước ta chiếm ¾ diện tích, là cấu trúc quan trọng nhất của địa hình nước ta. Đồng bằng chiếm ¼ diện tích nhưng lại là khu vực tập trung rất đông dân số và là khu vực có nền kinh tế phát triển. Để hiểu được nguyên nhân, chúng ta cùng khám phá khu vực đồng bằng. 1. Khu vực đồi núi - Chiếm 3/4 diện tích đất liền , kéo dài liện tục từ Bắc vào nam và chia làm 4 vùng : Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và vùng núi cao nguyên trường Sơn Nam * Vùng núi Đông Bắc: là vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng, nổi bật với các dãy núi hình cánh cung. - Địa hình cacxtơ khá phổ biến, tạo nên nhiều cảnh đẹp và hùng vĩ. * Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa sông hồng và sông Cả, hùng vĩ, đồ sộ nhất nước ta, kéo dài theo hướng tây Bắc - Đông nam. * Vùng núi trường sơn bắc: từ sông cả tới dãy núi bạch mã. Là vựng núi thấp, có 2 sườn không đối xứng, có nhiều nhánh đâm ra biển. * Vùng núi và cao nguyên trường sơn Nam: là vùng đồi núi, cao nguyên hùng vĩ, lớp đất đỏ badan phủ trên các cao nguyên rộng lớn. HOẠT ĐỘNG 2: Khám phá địa hình đồng bằng ( 11 phút) * Mục tiêu - Phân tích được đặc điểm địa hình đồng bằng nước ta và sự khác nhau giữa các đồng bằng. - Sử dụng bản đồ Tự nhiên Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình đồng bằng nước ta. - Phân tích mối quan hệ của các yếu tố tự nhiên. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đàm thoại gợi mở - Thảo luận nhóm/cặp đôi - Sử dụng bản đồ, sơ đồ * Phương tiện - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Lược đồ hình 29.2 và hình 29.3 SGK/Trang 106 - Phiếu học tập. * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: Phân công nhiệm vụ. HS đọc lược đồ hình 29.2 và 29.3, kết hợp với đọc thông tin trang 105, 106 SGK Địa lí 8, và việc chuẩn bị tìm hiểu bài ở nhà, hoàn thành sơ đồ tìm hiểu địa hình các vùng đồng bằng? - Bước 2: Cá nhân HS phải nghiên cứu sơ đồ, đọc nội dung SGK, dự kiến các nội dung trả lời điền vào sơ đồ và trao đổi với bạn bên cạnh (hoặc phía trước/sau). - Bước 3: GV mời đại diện HS báo cáo phần mình đã thảo luận, HS cả lớp lắng nghe, ghi chép, nhận xét, góp ý cho bạn báo cáo 2. Khu vực đồng bằng : a.Đồng bằng châu thổ hạ lưu các con sông lớn: Đồng bằng sông cửu Long và đồng bằng sông Hồng: (nội dung ở phiếu học tập số 2) b. Đồng bằng duyên hải Trung bộ: - Diện tích: 15000km2 -Nhỏ hẹp, kém phì nhiêu. HOẠT ĐỘNG 3: Khám phá địa hình bờ biển và thềm lục địa ( 7 phút) * Mục tiêu - Phân tích được đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa ở nước ta và sự khác nhau giữa các đồng bằng. - Sử dụng bản đồ Tự nhiên Việt Nam/ Lược đồ địa hình Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình bờ biển và thềm lục địa nước ta. - Phân tích mối quan hệ của các yếu tố tự nhiên. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đàm thoại gợi mở - Sử dụng bản đồ, sơ đồ * Phương tiện - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Lược đồ địa hình Việt Nam * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Giáo viên cho học sinh nhận xét bờ biển Việt Nam trên bản đồ tự nhiên ? Địa hình bờ biển bao gồm những dạng cơ bản nào ? vị trí của các địa hình bờ biển đó ? Các dạng bờ biển có những giá trị kinh tế nào ? Dựa vào bản đồ tự nhiên hãy xác định vị trí các dạng bờ biển chính nước ta. xác định vị trí Hạ Long, Cam Ranh, Đồ Sơn, Vũng Tàu, Hà Tiên ? 3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa - Bờ biển nước ta dài 3260km ( từ Móng Cái đến Hà Tiên); - Có hai dạng chính là bờ biển bồi tô( vùng đồng bằng) và bờ biển mài mũn( chõn núi, hải đảo từ Đà nẵng đến Vũng Tàu) - Giá trị: Nuôi trồng thủy sản, xây dựng cảng biển, du lịch... - Thềm lục địa nước ta rộng lớn, mở rộng ở vùng biển Bắc bộ và Nam bộ, có nhiều dầu mỏ, thu hẹp ở miền Trung. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - GV yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV tổ chức trò chơi “Vòng quanh Việt Nam”: 1. Địa hình châu thổ sông Hồng khác với địa hình châu thổ sông Cửu Long a. Có nhiều nhánh núi nhia cắt tính liên tôc của đồng bằng b. Có hệ thống đê điều bao quanh các ô tròng c. Không được bồi đắp thường xuyên d. Có núi sót trên bề mặt đồng bằng 2. Thềm lục địa nước ta: a. Thềm lục địa được mở rộng ở vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ với độ sâu không quá 100m b. Thềm lục địa được mở rộng ở khắp vùng biển Việt Nam c. Thềm lục địa hẹp nhất ở vùng biển Nam Trung Bộ d. Chủ quyền lục địa bao gồm lòng đất dưới đáy biển , vùng nước biển và bầu trời trên không. 3.5. HOẠT DỘNG TIM TOI/ MỞ RỘNG - Sưu tầm tranh ảnh về các dạng địa hình. * Chuẩn bị nội dung bài 30: - Tìm hiểu bài thực hành theo nội dung thực hành bài 30.