Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Thực hành đọc bản đồ địa hình Việt Nam. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..

BÀI 30: THỰC HÀNH ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được các đơn vị địa hình cơ bản của nước ta. - Trình bày đặc điểm địa hình một số khu vực lãnh thổ - Đánh giá tác động của địa hình đến đời sống kinh tế và xã hội - Liên hệ những thuận lợi và khó khăn của địa hình địa phương 2. Kĩ năng - Đọc bản đồ địa hình Việt Nam. - Đọc lát cắt địa hình - Kĩ năng làm việc nhóm, hợp tác 3. Thái độ: - Trân trọng những vẻ đẹp của thiên nhiên nước ta - Cảm thông sâu sắc với nhân dân các vùng khó khăn, hiểm trở 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: + Sử dụng các công cụ địa lí: hình vẽ, tranh ảnh, video + Năng lực lí giải II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bản đồ hành chính Việt Nam - Bản đồ địa hình hoặc bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Tranh ảnh, tư liệu về một số đèo lớn ở Việt Nam 2. Chuẩn bị của học sinh: Atlat địa lí Việt Nam III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ * Địa hình nước ta chia làm mấy khu vực ? Xác đinh giới hạn các khu vực trên bản đồ tự nhiên Việt Nam ? * Nêu đặc điểm địa hình của khu vực đồng bằng ? 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: GV cho học sinh nghe bài hát “Tàu anh qua núi”. GV đặt câu hỏi định hướng: + Các bạn hãy cho biết Đèo nào được nhắc đến trong bài hát? + Nêu hiểu biết của em về đèo Hải Vân? Bước 2: GV chiếu bài hát. (https://www.youtube.com/watch?v=huk1xSXFwSY). Bước 3: Học sinh trả lời. GV dẫn dắt: Qua bài hát vừa nghe, chúng ta có thích được một lần ra Bắc vào Nam để được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp của đất nước mình không? Chúng ta hãy cùng tiếp tục khám phá về địa hình, nước non một dải của chúng ta trong ngày hôm nay. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu bài tập 1 (10’) * Mục tiêu: - Xác định được các dãy núi và các con sông trên lược đồ. - Mô tả, nhận xét đặc điểm địa hình các khu vực * Phương pháp/kĩ thuật dạy học: + Nêu và giải quyết vấn đề + Sử dụng, lược đồ, tranh ảnh * Phương tiện: - Lược đồ tự nhiên Việt Nam - Bản đồ sông ngòi Việt Nam. - Atlat địa lí Việt Nam * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GV hướng dẫn HS căn cứ vào lược đồ địa hình 28.1 và bản đồ Việt Nam treo tường thực hiện các hoạt động sau: Nhìn trên lược đồ xác định đường vĩ tuyến 220 B từ trái sang phải ở đoạn từ biện giới Việt Lào đến biện giới Việt Trung phải vượt qua các địa hình nào theo phiếu yêu cầu sau: Các dúy núi Các dòng sông .......................... ......................... ......................... .......................... ......................... ......................... - HS làm theo nhóm - Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét - GV nhận xét đưa ra nội dung. Các dãy núi Các dòng sông lớn 1- Pu Đen Đinh 2- Hoàng Liên Sơn 3- Con Voi 4- Cánh cung sông gâm 5- Cánh cung Ngân Sơn 6- Cánh cung Bắc Sơn Đà Hồng, chảy Lô Gâm Cầu Kì cùng HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu lát cắt địa hình (10’) * Mục tiêu: - Học sinh xác định được các cao nguyên trên lược đồ - Đánh giá được đặc điểm địa hình và nham thạch của các cao nguyên qua lát cắt. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học: - Trò chơi đoán từ - Sử dụng lược đồ, lát cắt. - Hoạt động nhóm/cá nhân * Phương tiện: - Lát cắt địa hình dọc kinh tuyến 1080Đ - Bản đồ địa hình Việt Nam * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: HS tự nghiên cứu lát cắt trong 2 phút, sao cho có thể nhớ được nhiều nhất các thông tin để trả lời cho câu hỏi: Đi dọc kinh tuyến 1080Đ (hình 30.1), đoạn từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, ta phải đi qua các cao nguyên nào? Nhận xét địa hình và nham thạch của các cao nguyên này? Bước 2: Trò chơi đoán từ: Các từ để HS đoán: Ngọc Linh, Pleiku, Xê xan, Buôn Ma Thuột, Hồ Lăk, sông Đồng Nai, Phan Thiết, Đak lak; Kon Tum, Di Linh, Lâm Viên, badan, trầm tích, Granit và biến chất. + Người gợi ý không lặp từ, tách từ + Người đoán chỉ được sai 1 lần Thời gian trò chơi 3 phút >>> HS tập trung tham gia, hết giờ sẽ lên , mô tả lát cắt bằng ngôn ngữ riêng, chú ý tạo thành đoạn thông tin logic và hấp dẫn. - GV: treo sản phẩm của các nhóm lên bảng, nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. Liên hệ: các cao nguyên ở địa phương. Những cao nguyên này có giá trị kinh tế ra sao? 2. Bài tập 2: a. Các cao nguyên: Kon Tum - Plây Ku - Đắc Lắk - Lâm Viên - Di Linh b. Nhận xét về địa hình: Đây là vùng cao nguyên xếp tầng với độ cao khác nhau. Địa hình khá bằng phẳng, điểm thấp nhất là hồ Lak c. Nhận xét về nham thạch. Các cao nguyên được hình thành trên các loại đá bazan, trầm tích, gra-nít và biến chất; trong đó đá bazan là chủ yếu. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động cá nhân (10 phút) * Mục tiêu: - Học sinh xác định được đèo trên lược đồ. - Đánh giá được ảnh hưởng của các đèo tới giao thông Bắc- Nam và phát triển kinh tế - xã hội * Phương pháp/kĩ thuật dạy học: - Nêu và giải quyết vấn đề - Sử dụng lược đồ. - Hoạt động nhóm/cá nhân * Phương tiện: - Bản đồ địa hình Việt Nam. - Atlat địa lí Việt Nam. - Thông tin, tranh ảnh về các đèo lớn. * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Dựa vào bản đồ cho biết : Cho biết quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau vượt qua các đèo nào ? thuộc các tỉnh thành phố nào? Các đèo Thuộc tỉnh, thành phố ................... ................... .................. ................... ................... .................. - GV đưa ra nội dung ? Các đèo có ảnh hưởng giao thông Bắc – Nam như thế nào? Cho ví dụ? - Gv gọi Hs trình bày, nhận xét, chuẩn KT các đèo này là ranh giới của các đới khí hậu và cũng cản trở giao thông đi lại theo tuyến Bắc – Nam Ví dụ: Đèo Hải Vân là ranh giới phân chia giữa đới khí hậu có mùa đông lạnh và đới khí hậu không có mùa đông lạnh). Để đi từ B vào N qua đèo này ta phải xây dựng hầm xuyên qua núi để giảm bớt các tai nạn về GT Quan sát bản đồ HS lên bảng trình bày trên bản đồ Lớp nhận xét HS TL -> nhận xét, bổ sung (các đèo này là ranh giới của các đới khí hậu và cũng cản trở giao thông đi lại theo tuyến Bắc – Nam) Bài tập 3: - Các đèo này là ranh giới của các đới khí hậu và cũng cản trở giao thông đi lại theo tuyến Bắc – Nam 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Trò chơi: Ô chữ Câu 1: Tên một cánh cung mà vĩ tuyến 220B đi qua?(7 ô chữ) Câu 2. Tên ngọn núi cao nhất vùng Tây Nguyên và Nam Bộ?(8 ô chữ) Câu 3: Cao nguyên nằm giữa CN. Kom Tum và CN. Đắk Lắk?(6 ô chữ) Câu 4: Gắn với cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược của Quang Trung (1788-1789) là con đèo nào?( 7 ô chữ) Câu 5: Đèo có hầm đường bộ xuyên qua dài nhất Việt Nam?( 6 ô chữ) Câu 6: Dãy núi cao nhất Việt Nam có tên gì?(12 ô chữ) Câu hỏi: Đặc điểm nổi bật nhất của địa hình nước ta là gì?( 6 ô chữ) 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG * Xác định các dãy núi theo hướng TB – ĐN và một số dãy theo hướng vòng cung? * Nếu đi theo quốc lộ 1A từ Lạng Sơn đến Cà Mau trải qua những dòng sông nào? Xác định và đọc tên các dòng sông đó trên bản đồ? 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về khí hậu Việt Nam, cảnh tuyết rơi ở SaPa - Xem trước bài: Đặc điểm khí hậu Việt nam - Đọc và trả lời câu hỏi gợi ý.