Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Đặc điểm địa hình Việt Nam. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..
BÀI 28: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày và giải thích được 3 đặc điểm địa hình Việt Nam. - Đánh giá vai trò của địa hình đối với đời sống, sản xuất, con người. - Phân tích được một số tác động tích cực, tiêu cực của con người đến địa hình. - Đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên địa phương 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng đọc, hiểu khai thác kiến thức về địa hình Việt Nam trên bản đồ địa hình. - Kĩ năng phân tích lát cắt địa hình để thấy được sự phân bậc địa hình Việt Nam. - Nhận xét tác động của con người tới địa hình qua tranh ảnh thực tiễn. 3. Thái độ - Hình thành ý thức bảo vệ địa hình, môi trường Việt Nam. - Giữ gìn, bảo vệ trạng thái ban đầu địa hình của địa phương mình đang ở. 4. Năng lực - Năng lực tư duy địa lí: Tìm kiếm và xử lí thông tin từ dữ liệu GV đưa cho về đặc điểm địa hình Việt Nam. - Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học thông qua việc phát triển các kĩ năng làm việc với lược đồ và tranh ảnh. - Năng lực phân tích các mối liên hệ địa lí: giữa địa hình với các thành tố tự nhiên khác. - Năng lực giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm. - Năng lực tự nhận thức: tự tin khi trình bày về kết quả làm việc nhóm nhỏ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Máy tính, máy chiếu. - Giáo án. Phiếu học tập. - Tư liệu bài dạy. 2. Học sinh - Đồ dùng học tập. - Tìm hiểu về đặc điểm địa hình nước ta. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ * Cho biết ý nghĩa của các chu kì tạo núi ở hai giai đoạn Cổ Kiến tạo và Tân Kiến tạo đối với sự phát triển địa hình trên lãnh thổ Việt Nam ? 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1: GV đ¬ưa ra các gợi ý: Đưa ra hình ảnh về các dạng địa hình ở nước ta (đồng bằng , núi và cao nguyên). Em hiểu gì về các dạng địa hình nước ta ? - Bước 2: HS đ¬ưa ra các nhận định và để giải quyết các vế đề đó ? - Bước 3: GV nhấn mạnh về các đặc điểm địa hình. Để hiểu hơn về các dạng địa hình nước ta , chúng ta tìm hiểu trong bài hoc hôm nay. 3.2. hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Tìm hiểu Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam( 12 phút) * Mục tiêu: - Kể được các dạng địa hình tiêu biểu ở nước ta. So sánh các dạng địa hình Việt Nam. - Giải thích được tại sao “ đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam” - Thấy được ảnh hưởng của địa hình đồi núi đến tự nhiên và KTXH. * Phương pháp, kĩ thuật dạy học: - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, động não, trò chơi, 3 lần 3 * Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp, nhóm * Các bước tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - GV yêu cầu H/S quan sát hình 28.1 kết hợp nội dung SGK và kiến thức đó học - Lên bảng xác định trên bản đồ tự nhiên Việt Nam. ? Tên các dãy, sơn nguyên, đồng bằng lớn ở nước Việt Nam? ? Dựa vào bản đồ, em hãy cho biết nước ta có mấy dạng địa hình? Dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn? ? Nếu đặc điểm từng dạng địa hình, có ví dụ minh hoạ? - H/S xác định trên bản đồ và trả lời câu hỏi -> Lớp nhận xét, bổ sung Thảo luận theo cặp (kĩ thuật 3 lần 3) ? Địa hình nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế- xã hội? ? Chỉ trên Bản đồ VN các vùng ĐB lớn của nước ta ? ? Em có nhận xét gì về DT ĐB ở nước ta? (TL: KS thủy điện, chăn nuôi gia súc lớn, du lịch ST Khó khăn: GTVT, giao lưu KT VH..) HS lên bảng xác định trên bản đồ -> lớp bổ sung - Gv nhận xét, KL 1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam - Địa hình nước ta đa dạng, đồi núi là một bộ phận quan trọng nhất, chủ yếu là đồi núi thấp chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. - Đồng bằng chiếm ¼ diện tích HOẠT ĐỘNG 2: Địa hình nước ta được Tân Kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau(14 phút) * Mục tiêu: - Giải thích được tại sao “Địa hình nước ta được Tân Kiến tạo nângg lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau” - Thấy được ảnh hưởng của địa hình đồi núi đến tự nhiên và KTXH. * Phương pháp, kĩ thuật dạy học: - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, * Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp, nhóm * Các bước tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - GV yêu cầu H/S trả lời ? Lãnh thổ VN được tạo lập vững chắc trong giai đoạn nào? ? Đặc điểm của giai đoạn này? -> GV củng cố kiến thức ? Sau vận động tạo núi giai đoạn này tân kiến tạo địa hình nước ta có đặc điểm ntn? HS trả lời ->nhận xét, bổ sung - GV yêu cầu H/S dựa vào hình 28.1 lát cắt AB trang 9 át lát địa lí Việt Nam, kết hợp kiến thức đó học làm rừ nhận định: Địa hình nước ta được Tân Kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau - H/S lên bảng chỉ và xác định trên bản đồ -> Lớp nhận xét, bổ sung ( Thấp dần từ nội địa ra tới biển , hướng tây bắc – từy nam) - GV gợi ý (+ Nâng cao với biên độ lớn -> núi trẻ + Sự cắt xẻ sâu của dòng nước -> thung lũng hẹp, vách dựng đúng + Núi lửa -> cao nguyên badan + Sụt lún sâu -> Đồng bằng và vịnh Hạ Long + Phân bậc địa hình.) ? Em hãy xác định và tìm trên bản đồ 1 số núi cao, cao nguyên ba dan, đồng bằng lớn và giải thích sự hình thành? - H/S xác định -> lớp bổ sung ? Nhận xét sự phân bố và hướng nghiêng chung của địa hình? ? Xác định tên các dãy núi chính theo hướng TB – ĐN và hướng vòng cung? - GV nhận xét, chuẩn xác trên bản đồ 2. Địa hình nước ta được Tân Kiến tạo nângg lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau - Địa hình nước ta do cổ kiến tạo và Tân Kiến tạo dựng lên - Địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau. - Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng từy bắc – từy nam thấp dần từ nội địa ra tới biển. - Hai hướng chủ yếu của địa hình là từy bắc – đông nam và hướng vũng cung. HOẠT ĐỘNG 3: Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió màu và chịu tác động mạnh mẽ của con người (12 phút) * Mục tiêu: - Giải thích được tại sao “Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió màu và chịu tác động mạnh mẽ của con người” - Thấy được ảnh hưởng của địa hình đồi núi đến tự nhiên và KTXH. * Phương pháp, kĩ thuật dạy học: - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, * Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp, nhóm * Các bước tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG ? Địa hình nước ta bị biến đổi to lớn do những nhân tố nào? - GV yêu cầu lớp thảo luận nhóm: dựa vào hình 28.1, tranh ảnh và nội dung SGK thảo luận nội dung ? Cho biết tên 1 số hang động nổi tiếng ở nước ta? giải thích sự hình thành nờn hang động? GV nhận xét, bổ sung một số hang động nổi tiếng - Động sửng sốt( vịnh Hạ long) - Động hương tích ( chùa hương) - Động tam thanh ( Lạng sơn) - Động Phong Nha (Quảng bình) ? Khi con người chặt phá rừng thì địa hình sẽ thay đổi như thế nào? Tại sao? Cho biết hướng giải quyết ? ? Hãy kể tên các dạng địa hình nhân tạo trên đất nước ta. Nói rừ nguồn gốc hình thành? GV gọi các nhóm trình bày, nhận xét - GV chuẩn xác kiến thức 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Bước 1: GV chia nhóm, đưa ra thể lệ trò chơi. - GV chia lớp thành 6 nhóm. Mỗi nhóm 6 thành viên. - Hình thức trò chơi: Trò chơi quân bài Domino - GV phổ biến thể lệ trò chơi. Bước 2: Tiến hành chơi. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG * Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta. *Địa hình nước ta được biến đổi do những nhân tố nào ? * Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG * Nội dung chuẩn bị bài 29: - Đọc và trả lời câu hỏi in nghiêng bài 29 - Vì sao Hoàng Liên Sơn được coi là nóc nhà của thế giới