Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Thực hành Đọc bản đồ Việt Nam. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..

Bài 27. THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Đánh giá được tầm chiến lược của vị trí địa lí nước ta - Đánh giá tiềm năng khoáng sản trong phát triển kinh tế đất nước 2. Kĩ năng - Xác định được vị trí của các tỉnh, thành phố ven biển, nội địa, các tỉnh đường biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia. - Đọc được bản đồ hành chính và lược đồ khoáng sản Việt Nam. 3. Thái độ - Nâng cao ý thức tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản không phục hồi. - Tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ quốc gia 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: + Năng lực sử dụng bản đồ + Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Bài giảng, phiếu học tập, tranh ảnh bản đồ, video clip 2. Chuẩn bị của HS - Sách vở, bút màu các loại, tập bản đồ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ * Trình bày đặc điểm khoáng sản của nước ta ? * Nêu vị trí địa lí tự nhiên nước ta ? 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1: GV đ¬ưa ra các gợi ý: Đưa ra bản đồ hành chính Việt Nam: đưa hình ảnh 1 số tỉnh thành (trong đó có Hải Phòng) để hiểu hơn về vị trí Hải Phòng cũng như các tỉnh thành khác .... - Bước 2: HS trả lời. - Bước 3: Tìm hiểu trong bài thực hành 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: Hoàn thành bài tập 1 (25 phút) * Mục tiêu - Học sinh xác định được phương hướng trên bản đồ, vị trí tiếp giáp của một địa phương. Xác định các điểm cực của nước ta. - Đánh giá ý nghĩa vị trí và khoáng sản - Tìm và xác định được các tỉnh giáp các nước láng giềng trên đất liền và các tỉnh thành giáp biển Đông. - Thống kê được số tỉnh tiếp giáp với biển, giáp Trung Quốc, Lào và Campuchia. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Trực quan/hoạt động cá nhân, kĩ thuật trạm * Phương tiện - Phiếu học tập * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS NỘI DUNG - GV yêu cầu H/S dựa bản đồ hành chính VN bảng 23.2 SGK làm bài tập 1 ý a, b (SGK trang 100) ?Xác định vị trí của tỉnh mà em đang sinh sống? - H/S lên bảng xác định -> lớp theo dõi > nhận xét ? Xác định vị trí, toạ độ các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây của lãnh thổ phần đất liền nước ta. GV gọi Hs trình bày trên bản đồ -> GV nhận xét HS thực hiện theo yêu cầu của GV GV yêu cầu HS làm trong vở bài tập theo nhóm (5 phút) chia lớp làm 4 nhóm. ? Lập bảng thống kê theo mẫu sau, cho biết có bao nhiêu tỉnh ven biển? - GV chuẩn xác kiến thức. 1. Bài tập 1 a. - Vị trí của tỉnh Hà Giang + Phía Bắc giáp Trung Quốc + Phía Nam: Tuyên Quang + Phía Đông giáp Cao Bằng + Phía Tây: Lào Cai, Yên Bái b. - Vị trí, tọa độ các điểm cực + Cực Bắc: 23⁰23’ B ( là cờ tổ quốc tung bay – H23.1) + Cực Nam: 8⁰34’B( đất mũi rừng ngập mặn xanh tốt- H23.3) + Cực Đông: 109⁰24’Đ ( Mũi đôi – bán đảo hòn gốm chắn vịnh văn phong đẹp nổi tiếng) + Cực Tây: 102⁰10’Đ ( núi khoan la san – ngó ba biên giới việt – Trung – Lào). - Vị trí Việt Nam gần chí tuyến Bắc hơn xích đạo. c. Lập bảng thống kê theo mẫu sau, cho biết có bao nhiêu tỉnh ven biển - có 27 tỉnh ven biển HOẠT ĐỘNG 2: Bài tập 2 (10 phút) * Mục tiêu - Học sinh xác định được các mỏ khoáng sản và kí hiệu từng loại khoáng sản. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Trực quan, gợi mở/ hoạt động nhóm * Phương tiện - Thẻ trò chơi, bản đồ khoáng sản, tập bản đồ địa 8 * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - GV yêu cầu H/S quan sát hình 26.1 SGK kết hợp Át lát VN ? Chỉ, xác định trên bản đồ Việt Nam tên khoáng sản? Phân bố của các loại khoáng sản chính ở nước ta? -> GV kết luận: ? Vẽ các kí hiệu và ghi nhớ phân bố 10 loại khoáng sản VN vào vở bài tập . ? Dựa vào hình 26.1 kiến thức đó học, em hãy nhận xét sự phân bố khoáng sản Việt Nam? - GV chuẩn xác kiến thức 2. Bài tập 2: Đọc bản đồ khoáng sản - Than: Quảng Ninh, Thái nguyên - Dầu mỏ: Bà Rịa Vũng Tàu - Sắt: Thái Nguyên - Thiếc: Cao Bằng - Apatít: Lào Cai - Khí đốt: Bạch hổ (Vũng tàu) - Man gan: Cao Bằng - Đá quí: Thanh Hoá, Tây Nguyên - Mỗi loại khoáng sản có qui luật phân bố riêng phù hợp với từng giai đoạn tạo thành mỏ 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân sử dụng tập bản đồ xác định các mỏ khoáng sản và tên gọi các loại khoáng sản, tên các bãi biển nổi tiếng Việt Nam. - Sau đó bắt cặp: 2 người ngồi cạnh nhau chơi đố vui. Người A nói Than đá người B trả lời Quảng Ninh, và người B lại nói Sắt người A trả lời Hà Tĩnh. Bãi biển Đồ Sơn – Hải Phòng, .... - Trong thời gian 1 phút đố cặp, ai thắng tiếp tục đấu với người thắng của cặp khác, cuối cùng người chiến thắng là người luôn đúng. - Rút ra đánh giá về tài nguyên khoáng sản và ý nghĩa đối với phát triển kinh tế đất nước 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Trả lời các hỏi sau: 1. Nước ta có những tỉnh nào vừa giáp biển vừa giáp nước láng giềng ? ( Kiên Giang, Quảng Ninh) 2. Những tỉnh nào nước ta có ngã ba biên giới ? ( Điện Biên, Kon-Tum) 3. Trong những ngã ba biên giới, cho biết ngã ba nào thuận lợi về giao thông ? Tại sao ? (Kom Tum - địa hình thấp thuận tiện giao thông ) 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG Học sinh hoàn thành bài và viết quảng bá 1 bài về bãi biển đẹp/cảnh núi đồi quê em.