Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: điều kiện tự nhiên khu vực Đông Á. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..

Bài 12. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG Á I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày vị trí, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Á. - Phân tích và đánh giá được đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á. - Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế các tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu 2. Kĩ năng - Kĩ năng nhận biết phân tích các yếu tố tự nhiên trên lược đồ, rút ra mối quan hệ giữa chúng. - Đọc lược đồ và phân tích các đối tượng thể hiện trên lược đồ 3. Thái độ - Thông cảm sâu sắc với những khu vực tự nhiên khắc nghiệt của khu vực - Hãnh diện về vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ khu vực Đông Á 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: tự học, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng bảng thống kê, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Á - Lược đồ tự nhiên Châu Á - Lược đồ khí hậu, cảnh quan châu Á - Tranh ảnh, tài liệu cảnh quan tự nhiên Châu Á 2. Chuẩn bị của HS - Tập bản đồ địa lí 8. - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. Bút màu các loại, - Đọc trước và tìm hiểu bài ở nhà. - Thảo luận và trả lời những câu hỏi của giáo viên III.Các hoạt động dạy học 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: Giao nhiệm vụ - Cho học sinh xem hình ảnh về: ● Vạn Lý Trường Thành hoặc (Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tây Du Ký) của Trung Quốc. ● Núi Phú Sĩ hoặc (Hoa Anh Đào, Võ sĩ Samurai) của Nhật Bản ● Tên lửa, vũ khí hạt nhân của Triều Tiên ● Món ăn Kim chi hoặc (Nhân sâm) của Hàn Quốc + Hãy cho biết tên các đối tượng địa lí và các quốc gia gắn với hình ảnh mà các em vừa xem? + Hãy lên xác định trên bản đồ các quốc gia đó ? Bước 2: HS trả lời. GV dẫn dắt vào bài. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI KHU VỰC ĐÔNG Á ( 10 PHÚT) * Mục tiêu - Xác định vị trí của khu vực, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Á. - Dự đoán đặc điểm tự nhiên của khu vực - Phát triển năng lực sử dụng công cụ Địa lí * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, sử dụng lược đồ - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân /cặp đôi * Phương tiện - Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Á - Bản đồ tự nhiên Châu Á * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: Giao nhiệm vụ: Dựa vào hình 12.1 Lược đồ trắng đen khu vực Đông Á em hãy cho biết: + Khu vực Đông Á bao gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ nào ? Tô màu (2 màu đối lập) để phân biệt vùng lãnh thổ của Đông Á ? + Các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á tiếp giáp với các khu vực, các biển nào ? - Bước 2: HS trao đổi ý kiến cá nhân với bạn cặp đôi của mình, hoàn thành phiếu học tập - Bước 3: Đại diện cặp đôi trình bày, lên bảng xác định trên lược đồ các nội dung mới thảo luận. Hs khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Giáo viên kiểm tra, đánh giá hoạt động của các cặp đôi, nhận xét chung. Giáo viên chốt kiến thức, đánh giá điểm thi đua nhóm. 1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ. Khu vực Đông Á gồm các quốc gia và vùng lãnh: Trung Quốc, Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc và Đài Loan Khu vực gồm 2 bộ phận: Đất liền và Hải đảo HOẠT ĐỘNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN ( 20 phút) * Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại/Trạm/mảnh ghép - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân / Nhóm * Phương tiện - Sản phẩm học tập các nhóm - Phiếu học tập * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: Giao nhiệm vụ. Chia nhóm chuyên gia. HS trao đổi, hoàn thiện nhanh sản phẩm với thời gian 3 phút.. ▪Nhóm 1 + 5: Địa hình + Kể tên các dạng địa hình chính của khu vực + So sánh sự khác biệt giữa địa hình trên đất liền và hải đảo + Đánh giá những thuận lợi và khó khăn do địa hình mang lại ▪Nhóm 2 + 6: Sông ngòi + Hãy kể tên và xác định các con sông trong khu vực trên lược đồ? + Nêu đặc điểm các sông lớn. + Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa S. Hoàng Hà và S. Trường Giang? ▪Nhóm 3 + 7: Khí hậu + Mô tả và trình bày đặc điểm khí hậu hai miền đông – tây của khu vực + Giải thích đặc điểm khí hậu + Đánh giá tác động khí hậu đến sản xuất và đời sống ▪Nhóm 4 + 8: Cảnh quan + Kể tên các kiểu cảnh quan của Đông Á ? + Lí giải tại sao cảnh quan Đông Á đa dạng. + Cảnh quan nào chiếm diện tích lớn? Giải thích tại sao? Bước 2: Sau khi hoàn thiện sản phẩm, HS chia nhóm theo kỹ thuật mảnh ghép, thành lập nhóm mảnh ghép mới. Bước 3: Các nhóm trình bày. GV chuẩn kiến thức. 2. Đặc điểm tự nhiên a, Địa hình, khí hậu và cảnh quan tự nhiên: * Phần phía đông và Hải đảo Phiá đông: Vùng đồi, núi thấp xen với đồng bằng, đồng bằng: rộng, bằng phẳng Hải đảo: Vùng núi trẻ, núi lửa, động đất đang hoạt động Có khí hậu gió mùa ẩm + Mùa đông: gió mùa tây bắc rất lạnh và khô + Mùa hè: Có mùa đông nam, mưa nhiều + Cảnh quan: Rừng cận nhiệt đới * Phần phía tây đất liền: Núi cao hiểm trở, sơn nguyên đồ sộ, bồn địa cao rộng Khí hậu cận nhiệt lục địa quanh năm khô Cảnh quan: Thảo nguyên khô, hoang mạc b, Sông ngòi: Khu vực có 3 sông lớn: A-mua, Trường Giang, Hoàng Hà Các sông lớn bồi tụ lượng phù sa cho các đồng bằng ven biển 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Bước 1: Nếu là Thủ tướng của một quốc gia trong khu vực (Ấn Độ), chúng ta cần tập trung vào giải pháp nào hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế? Bước 2: HS sinh nghĩ nhanh trong 1 phút Bước 3: GV gọi xung phong, lên trình bày quan điểm, ý tưởng. Các HS khác lắng nghe. Bước 4: GV chốt nội dung + Giải quyết dân số: DS còn tăng nhanh + Giải quyết xã hội: Phân biệt tầng lớp còn phổ biến (liên hệ phim Cô dâu 8 tuổi) + Giải quyết về chính sách đầu tư (hạ tầng, kĩ thuật, công nghệ, giao thông…)…. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Ở các nước Đông Á, nhất là ở Nhật Bản, hoạt động của núi lửa và động đất thường xuyên xảy ra. Viết báo cáo về giải pháp mà Nhật Bản đưa ra. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Chuẩn bị nội dung bài 13: khu vực đông á.