Dưới đây là mẫu giáo án tiết 6: Nhạc lí Nhịp lấy đà Tập đọc nhạc TĐN số 3 Âm nhạc thường thức Sơ lược về một vài nhạc cụ phương Tây được soạn theo công văn 5512. Bài học nằm trong chương trình âm nhạc lớp 7. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Tuần Ngày soạn:
Tiết Ngày dạy:
Tiết 6
- Nhạc lí: Nhịp lấy đà
- Tập đọc nhạc: TĐN số 3
- Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một vài nhạc cụ phương Tây.
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức
HS biết:
- Về nhịp lấy đà.
- Đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 3.
- Nhận biết được hình dáng một vài nhạc cụ phương Tây.
HS hiểu: khái niệm và một số trường hợp của nhịp lấy đà; nét đẹp của các nhạc cụ phương Tây.
HS vận dụng: đọc và kết hợp gõ phách, đánh nhịp bài TĐN số 3.
2.Năng lực
a.Năng lực chung
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.
b.Năng lực chuyên biệt
- Hiểu biết âm nhạc.
- Thực hành âm nhạc.
3.Phẩm chất
- Yêu gia đình, quê hương, đất nước
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1.Giáo viên:
- SGK, SGV, Tài liệu hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Nhạc cụ, bảng phụ TĐN số 3, các loại nhạc cụ để giới thiệu (hoặc tranh ảnh các loại nhạc cụ được giới thiệu trong phần âm nhạc thường thức).
- Máy chiếu.
2.Học sinh:
- Tìm hiểu bài trước khi lên lớp.
III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5p):
a)Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
b)Nội dung: HS hát bài hát theo yêu cầu của GV
c)Sản phẩm: HS thực hiện nhiệm vụ
d)Tổ chức thực hiện:
Trình bày thế nào là nhịp C? Sso sánh điểm giống và khác nhau giữa nhịp C và nhịp 2/4?
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (30p):
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhịp lấy đà (7p)
a)Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về nhịp lấy đà
b)Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu
c)Sản phẩm: HS lắng nghe và trả lời câu hỏi
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV- HS |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân. - Cho HS quan sát 2 ví dụ trong SGK và nhận xét : H. Quan sát ô nhịp đầu tiên và nhận xét về số phách so với số chỉ nhịp ? GV: Như vậy 2 ô nhịp đầu trong 2 VD trên người ta gọi là nhịp lấy đà H. Em hiểu thế nào là nhịp lấy đà? - GV rút ra định nghĩa nhịp lấy đà. H. Tìm bài hát mà em biết có nhịp lấy đà? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát VD, hoạt động cá nhân => tìm hiểu, thống nhất kiến thức. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả tìm hiểu. - HS nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét kết quả báo cáo của hs. - GV chốt kiến thức. |
1.Nhạc lí: Nhịp lấy đà. - Khái niệm : Là ô nhịp đầu tiên không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp thì gọi là ô nhịp lấy đà hay nhịp thiếu.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu và đọc, ghép lời bài TĐN số 3 (15p).
a)Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu và đọc, ghép lời bài TĐN số 3
b)Nội dung: GV dạy HS hát
c)Sản phẩm: HS trình bày bài hát
d)Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho h/s trình bày cá nhân phần chuẩn bị về bài TĐN số 3 - Gv cho h/s quan sát bản nhạc bài TĐN và yêu cầu h/s thảo luận nhóm nhận xét bài (3-5p): + Gv phát phiếu học tập:
+ Hs làm vào phiếu học tập và chấm chéo nhóm. + Gv đưa thang điểm để h/s nhận xét và chấm chéo. - Gv cho h/s đọc gam Đô trưởng. - Gv tiến hành dạy TĐN: + Cho h/s đọc tên nốt nhạc + H/s đọc tên nốt kết hợp gõ đệm bài TĐN số 3. - Hướng dẫn h/s đọc từng câu kết hợp cao độ: + GV đàn câu 1: gọi h/s đọc lại -> cả lớp đọc + Đàn câu 2: gọi 1 h/s đọc lại, sau đó cả lớp cùng đọc. + Ghép câu 1 + 2: h/s đọc. - Dạy tương tự với 2 câu sau. - Gv ghép toàn bài: h/s đọc và ghép lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 3. - Cho h/s thực hiện theo nhóm: + N1: đọc nhạc + N2: ghép lời ca. Và đảo lại. - Gv gọi 1,2 h/s đọc bài TĐN số 3. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát VD, hoạt động cá nhân => tìm hiểu, thống nhất kiến thức. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả tìm hiểu. - HS nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Gv nhận xét kết quả báo cáo, cách đọc bài của h/s, góp ý, bổ sung. - Gv chốt kiến thức. |
2.Tập đọc nhạc: TĐN số 3. *Nhận xét : - Nhịp - Kí hiệu : + Dấu : chấm dôi, lặng đen, nhắc lại + Khung thay đổi số 1, số 2 - Chia câu : 4 câu
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu đôi nét về nhạc cụ phương Tây (8p)
a)Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu đôi nét về nhạc cụ phương Tây
b)Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu
c)Sản phẩm: HS lắng nghe và trả lời các câu hỏi của GV
d)Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc sgk, hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm cặp đôi tìm hiểu kiến thức: H. Kể tên những loại nhạc cụ phương Tây mà em biết ? -> Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về một số nhạc cụ phương Tây như Piano; Violin; Guitar; Acoocdeon. * Đàn Pi-a-nô: - GV cho HS quan sát ảnh đàn Pianô sau đó Gv giới thiệu cho HS những đặc điểm của cây đàn Pianô - GV lấy tiếng Pianô trên đàn phím điện tử cho HS nghe âm thanh của nhạc cụ này * Đàn Vi-ô-lông : - GV cho HS quan sát tranh sau đó yêu cầu HS nhận xét về cấu tạo và cách chơi loại nhạc cụ này - GV giới thiệu về cây đàn Xen-lô - GV lấy tiếng Viôlông trên đàn phím điện tử và cho HS nghe âm thanh của loại nhạc cụ này * Các nhạc cụ còn lại GV thực hiện quy trình như giới thiệu 2 nhạc cụ ở trên. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs đọc sgk, nghiên cứu tài liệu. - Hs làm việc cá nhân => thảo luận nhóm cặp đôi, thống nhất ý kiến. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Đại diện cá nhân khác nhận xét, bổ sung và đi đến thống nhất kiến thức. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét kết quả báo cáo của hs. - GV chốt kiến thức. |
3.Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một vài nhạc cụ phương Tây. a. Đàn Pi-a-nô
b.Đàn Vi-ô-lông
c. Đàn Ghi-ta
D.Đàn ăc-cooc-đê-ông |
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (3p):
a)Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành hát.
b)Nội dung: Hs hát và gõ phách
c)Sản phẩm: HS biết gõ phách và thể hiện bài hát
d)Tổ chức thực hiện:
- Cho h/s đọc và ghép lời bài TĐN số 3.
- Chia lớp thành 2 nhóm: N1 đọc TĐN, N2 ghép lời ca.
- Cho HS nghe một bản nhạc độc tấu Pi-a-no hoặc Gui-tar.
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5p):
a)Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.
b)Nội dung: Hs trả lời câu hỏi
c)Sản phẩm: Trình bày của HS
d)Tổ chức thực hiện:
Thế nào là nhịp lấy đà ? Cho VD ?
GV Đàn: HS đọc nhạc - hát lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 3.
Lời ca bài TĐN muốn nhắc nhở em điều gì ?
TL: Luôn yêu mến quê hương, dẫu có đi xa nhưng lòng vẫn hướng về quê hương thân yêu.
* Hướng dẫn về nhà
- Hãy tập đặt lời mới cho bài TĐN số 3 theo chủ đề mái trường thầy cô và bè bạn.