Dưới đây là mẫu giáo án bài 5: Ôn tập Tập đọc nhạc TĐN số 6. Âm nhạc thường thức Một số thể loại bài hát. được soạn theo công văn 5512. Bài học nằm trong chương trình âm nhạc lớp 7. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Tuần Ngày soạn:
Tiết Ngày dạy:
BÀI 5:
- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 6.
- Âm nhạc thường thức: Một số thể loại bài hát.
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức
- HS biết: đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 6, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.
Biết một số thể loại bài hát như: hát ru, hành khúc, bài hát lao động, ...
- HS hiểu: phân biệt được các thể loại bài hát.
- HS vận dụng: tập thể hiện một số thể loại bài bài hát. Biết cảm thụ, nhận biết được cái hay, cái đẹp trong đời sống âm nhạc.
2.Năng lực
a.Năng lực chung
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.
b.Năng lực chuyên biệt
- Hiểu biết âm nhạc.
- Thực hành âm nhạc.
- Cảm thụ âm nhạc.
3.Phẩm chất
- Yêu gia đình, quê hương, đất nước
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1.Giáo viên:
- Nhạc cụ; bảng phụ bài TĐN số 6, một số bài hát làm VD cho phần âm nhạc thường thức.
- Máy chiếu.
2.Học sinh:
- Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A.Hoạt động khởi động (5p)
a)Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
b)Nội dung: GV cho HS ôn tập hát kèm động tác phụ họa
c)Sản phẩm: HS trình bày bài hát
d)Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS lên bảng trình bày lại bài hát Đi cắt lúa và vận động 1 số động tác phụ họa.
B.HĐ hình thành kiến thức mới (30p)
HĐ 1: Ôn tập TĐN số 6 (12p)
a)Mục tiêu: HS ôn tập TĐN số 6
b)Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c)Sản phẩm: HS đọc được TĐN và gõ phách
d)Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV - HS |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đàn, HS đọc cao độ gam Đô trưởng. - Gọi 1-2 HS gõ lại tiết tấu bài TĐN. - GV đàn giai điệu bài TĐN số 6. - GV đàn , HS đọc và ghép lời hoàn chỉnh bài TĐN số 6. - GV nghe và sửa sai cho HS. - GV kiểm tra HS đọc và ghép lời kết hợp gõ phách - gọi HS khác nhận xét, GV đánh giá cho điểm. + Củng cố bài TĐN. - GV hát cho HS nghe bài hát Ca ngợi Tổ quốc để HS ghi nhớ về giai điệu bài TĐN. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thang âm - HS thực hiện ôn tập theo hướng dẫn của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS đọc hoàn chỉnh bài - HS nhận xét và sửa sai Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả báo cáo của HS, bổ sung kiến thứC. - GV chốt kiến thức |
I.Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 6 - Xuân về trên bản. |
HĐ 2: Tìm hiểu về ÂNTT (18p)
a)Mục tiêu: HS tìm hiểu bài hát và học hát bài Mái trường mến yêu
b)Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c)Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi và học hát
d)Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập + Giới thiệu về một số thể loại bài hát . - Âm nhạc nói chung và nghệ thuật ca hát nói riêng là nhu ầu hét sức cần thiết đối với con ngườI.Âm nhạc ở mỗi giai đoạn lịch sử lại mang một màu sắc, âm hưởng riêng biệt, song dù ở bất kì thời đại nào âm nhạc vẫn là một phương tiện để con người gửi gắm những tâm tư tình cảm từ cuộc sống đời thường như vui chơi, lao động, sản xuất... - Từ hàng trăm ca khúc được nhiều nhạc sĩ sáng tác người ta có thẻ căn cứ vào nội dung âm nhạc hoặc hình thức trình diễn có klhi lại căn cứ vào môi trường và hoàn cảnh sử dụng để phân chia thành các thể loại bài hát khác nhau cho phù hợp. - GV cho HS thảo luận nhóm bàn (5p) N1: Đặc trưng của thể loại hát ru là gì? - GV bổ sung. - Cho HS nghe trích đoạn một số bài hát ru: Ru con mùa đông, Ru em.. N2 : Kể tên một số bài hát ru mà em biết? N3: Những bài hát thuộc thể loại hành khúc thường có đặc điểm gì? Kẻ tên một số bài hát thuộc thể loại này? - GV cho HS nghe bài hát : Nối vòng tay lớn, Hành khúc Đội TNTPHCM. N4: Trình bày một số đặc điểm của bài hát lao động và kể tên? Hát một đoạn bài hát mà em biết? - GV củng cố và cho HS nghe: Hò ba lí, đi cấy... N5: Kể tên những bài hát sinh hoạt vui chơi mà em biết? - GV yêu cầu HS hát một số bài hát như : Bắc kim thang, em đi chơi thuyền... - Đây là thẻ loại bài hát chiếm tỉ lệ lớn trong số các bài hát - Cho HS nghe trích đoạn bài hát: VN quê hương tôi, tình ca... N6: Bài hát nghi lễ nghi thức thường được sử dụng trong những dip nào? Kể tên một số bài hát thuộc thể loại này? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu về các thể loại bài hát. - HS thảo luận thống nhất ý kiến. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS đại diện báo cáo kết quả thảo luận. - HS nhận xét chéo kết quả báo cáo của nhóm bạn Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả báo cáo của HS, bổ sung kiến thức. - GV chốt kiến thức - Cho HS nghe bài hát Quốc ca, đội ca... + GV: Việc phân chia các thể loại bài hát chỉ mang tính chất tương đốI.Đôi khi bài hát sắp xếp ở thể loại này nhưng về mặt nào đó nó lại có thể được sử dụng vào thể loại kia (Trong trường hợp bài hát có tính chất nội dung rõ ràng, tiêu biểu). |
II.Âm nhạc thường thức: Một số thể loại bài hát. 1.Hát ru: 2.Bài hát hành khúc 3.Bài hát lao động 4. Bài hát sinh hoạt vui chơi. 5. Bài hát nghi lễ nghi thức.
|
C.Hoạt động luyện tập (3p)
a)Mục tiêu: Ôn lại bài TĐN, nhận biết các bài hát trữ tình.
b)Nội dung: HS TĐN kết hợp với đàn và hát theo yêu cầu của GV
c)Sản phẩm: Kết quả của HS và tăng hiểu biết về thể loại nhạc trữ tình
d)Tổ chức thực hiện:
- GV đàn, HS đọc và ghép lời bài TĐN số 6.
H: Hãy hát một đoạn trong một bài hát nào đó của thể loại bài hát trữ tình, tình ca?
D.Hoạt động vận dụng (3p)
a)Mục tiêu: Củng cố kiến thức, phân loại các bài hát theo thể loại
b)Nội dung: HS trả lời câu hỏi
c)Sản phẩm: Trình bày của HS
d)Tổ chức thực hiện:
Có mấy thể loại bài hát? Hãy sắp xếp những bài hát và bài TĐN đã học từ đầu năm học vào các thể loại bài hát trên?
- HS:
- Bài hát lao động: Đi cắt lúa.
- Bài hát trữ tình: Khúc hát chim sơn ca, TĐN số 3 (Đất nước tươi đẹp sao),
- TĐN số 4 (Mùa xuân về), TĐN số 5 (Em là bông hồng nhỏ), TĐN số 6 (Xuân về trên bản).
- Bài hát sinh hoạt vui chơi: Mái trường mến yêu, Lí cây đa, Chúng em cần hòa bình, TĐN số 1 (Ca ngợi Tổ quốc), TĐN số 2 (Ánh trăng).
* Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại TĐN số 6
- Đọc trước nội dung bài mới