B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trong bài 9, văn bản Cây tre Việt Nam cùng thể loại với văn bản nào?

A. Người ngồi đợi trước hiên nhà.

B. Trưa tha hương.

C. Tiếng chim trong thành phố.

D. Trưa tha hươngTiếng chim trong thành phố.

Câu 2: Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn trong Bài 9 để trả lời câu hỏi: Điểm giống nhau giữa thể loại tùy bút và tản văn là gì?

A. Ghi chép lại những cảm xúc của người viết về con người và sự việc cụ thể.e

B. Là bài văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật.

C. Là các thể loại của kí, đều là văn xuôi đậm chất trữ tình.

D. Nêu lên các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ ý nghĩ của người viết.

Câu 3: Phương án nào nêu đúng nội dung chất trữ tình của tùy bút và tản văn?

A. Là sự thể hiện trực tiếp những suy nghĩ, tâm hồn, tình cảm, cảm xúc chủ quan của người viết trước con người và sự việc được nói tới.

B. Là việc kể lại trực tiếp câu chuyện về những sự việc và con người mà tác giả đã được chứng kiến, trải nghiệm trong cuộc sống.

C. Là việc giới thiệu, mô tả trực tiếp những cảnh vật thiên nhiên và con người mà người viết đã được chứng kiến, trải nghiệm trong cuộc sống. 

D. Là việc nêu lên và bàn luận, nhận xét, đánh giá về những sự việc và con người mà người viết đã được chứng kiến, trải nghiệm trong cuộc sống.

Câu 4: (Câu hỏi 3, SGK): Nhận biết và chỉ ra tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong bài tùy bút Cây tre Việt Nam.

Câu 5: (Câu hỏi 4, SGK): Dẫn ra một hoặc hai câu văn mà em cho là đã thể hiện rõ đặc điểm: Ngôn ngữ của tùy bút rất giàu hình ảnh và cảm xúc.

Câu 6: (Câu 5, SGK): Hình ảnh cây tre trong bài tùy bút tiêu biểu cho những phẩm chất nào của con người Việt Nam? Nội dung của bài tùy bút có ý nghĩa sâu sắc như thế nào?

Câu 7: (Câu hỏi 6, SGK): Em hãy dẫn ra một số bằng chứng để thấy tre, nứa vẫn gắn bó thân thiết với đời sống con người Việt Nam.