B. Bài tập và hướng dẫn giải

HOẠT ĐỘNG 1:

BÀI TẬP 1: VIết 3 điểm mạnh của em và cho biết ảnh hưởng tích cực của những điểm mạnh ấy đến học tập và cuộc sống.

BÀI TẬP 2: Viết 3 điểm hạn chế của em và cho biết ảnh hưởng tiêu cực của những điểm hạn chế ấy đến học tập và cuộc sống.

BÀI TẬP 3: Xác định mục tiêu của em trong năm học này. Viết ra một điểm hạn chế có thể gây khó khăn khi thực hiện mục tiêu và cách khắc phục để em đạt được mục tiêu đó.

HOẠT ĐỘNG 2: 

BÀI TẬP 1: Đánh dấu tích vào ô ở việc làm thể hiện tính kiên trì, chăm chỉ. 

BÀI TẬP 2: Viết những việc làm thể hiện tính kiên trì, chăm chỉ của em và những người xung quanh.

BÀI TẬP 3: Đánh dấu tích vào những cách rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ phù hợp với điều kiện, khả năng của em và chia sẻ việc em thực hiện những cách đó.

BÀI TẬP 4: Đề xuất cách thực hiện để rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong các tình huống sau.

1. Tình huống 1: Minh nản chí và muốn trả lại phần việc tìm kiếm thông tin, hình ảnh cho nhóm. 

2. Tình huống 2: Lan muốn nhớ nhiều từ vựng và nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh để cải thiện kết quả môn học này.

3. Tình huống 3: Dù lúc đầu rất thích học đàn piano nhưng sau một tuần, Hương chán nản và muốn bỏ học vì quá trình luyện tập khó và tay bị đau.

BÀI TẬP 5: Lựa chọn một thói quen em muốn rèn luyện và đề xuất cách phù hợp để trở nên kiên trì, chăm chỉ khi thực hiện việc rèn luyện đó.

BÀI TẬP 6: Đánh dấu tích vào những lợi ích mà em có được từ việc rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc.

HOẠT ĐỘNG 3:

BÀI TẬP 1: Viết những việc em có thể làm để giữ nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ và lợi ích của những việc đó.

BÀI TẬP 2: Lập thời gian biểu thực hiện những công việc giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ theo tuần hoặc theo tháng. Thực hiện theo thời gian biểu và ghi nhận kết quả. 

BÀI TẬP 3: Chia sẻ kết quả và cảm xúc của em khi rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng và sạch sẽ ở gia đình.

BÀI TẬP 4: Chia sẻ cảm xúc của người thân khi em thực hiện những việc làm để giữ nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.

HOẠT ĐỘNG 4:

BÀI TẬP 1: Thảo luận với các bạn và lập kế hoạch giữ gìn ngăn nắp, gọn gàng và sạch sẽ không gian lớp, trường.

BÀI TẬP 2: Cùng các bạn thực hiện kế hoạch và ghi nhận quá trình thực hiện.

BÀI TẬP 3: Chia sẻ kết quả rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ của em và các bạn ở trường

HOẠT ĐỘNG 5: 

BÀI TẬP 1: Đánh dấu tích vào những cách tạo động lực để duy trì việc rèn luyện phù hợp với em.

BÀI TẬP 2: Viết những ý tưởng thiết kế và cách sử dụng sổ tay ghi nhận kết quả sự rèn luyện của em.

HOẠT ĐỘNG 6:

BÀI TẬP 1: Lựa chọn mức độ phù hợp cho mỗi nội dung đánh giá sau.

BÀI TẬP 2: Viết ý kiến của các thành viên trong nhóm dành cho em.

BÀI TẬP 3: Viết ý kiến giáo viên dành cho cả lớp và cho cá nhân em nếu có.

BÀI TẬP 4: Đề xuất những nội dung em cần tiếp tục rèn luyện.