B. Bài tập và hướng dẫn giải
Bài tập 1. Đọc từ câu “Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người.” đến câu "Nó cũng mang ý nghĩa quyết định đối với những thành bại của chúng ta trong cuộc sống.” trong văn bản Bản đồ dẫn đường của Đa-ni-en Gốt-li-ép, SGK (tr. 56 – 57) và trả lời các câu hỏi:
1. Nêu nội dung của các đoạn văn ở phần trích trên.
2. Ở đoạn trích, những quan điểm đối lập nhau được tác giả nêu lên nhằm mục đích gì? Câu nào trong đoạn trích giúp em nhận biết điều đó?
3. Ý nghĩa của hình ảnh “tấm bản đồ” đã được tác giả giải thích ở hai câu văn. Đó là những câu nào? Nêu sự khác nhau về ý nghĩa “tấm bản đồ” ở hai câu văn đó.
4. Trong cuộc sống của con người, tấm bản đồ (theo nghĩa mà tác giả muốn nói ở đoạn trích) có vai trò gì?
5. Chỉ ra biện pháp liên kết và từ ngữ liên kết ở các trường hợp sau:
a. (1) Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người. (2) Thường thì cách nhìn này được truyền từ bố mẹ cho chúng ta, rôi qua năm tháng, được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay từ những kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta. ub nλ 8
b. (1) Hãy thử so sánh tấm bản đồ định hướng:“Cuộc sống chỉ toàn những chuỗi lo âu, đau khổ, còn niềm vui thì hiếm hoi và dễ dàng vụt mất như cánh chim trời!” với tấm bản đồ chỉ dẫn: “Cuộc sống là một món quà quý mà chúng ta phải trân trọng” (2) Với hai quan điểm khác nhau này, thì dù điều kiện sống của hai người ấy có giống nhau như thế nào đi nữa, cảm nhận của họ về cuộc sống lại rất khác biệt.
Bài tập 2. Đọc từ câu “Sam, bản đồ dẫn đường của cháu như thế nào? đến câu “Không giống như người đàn ông trong câu chuyện ngụ ngôn ở trên, thậm chí ông còn không có một ngọn đèn đường nào để đứng cạnh mà tìm kiếm." trong văn bản Bản đồ dẫn đường của Đa-ni-en Gốt-li-ép, SGK (tr. 57 - 58) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
1. Hãy xác định tương quan cách nhìn nhận về cuộc đời của “ông” và của “mẹ ông”.
A. Hoàn toàn giống nhau B. Hoàn toàn trái ngược nhau
C. Có chỗ giống nhau
D. Có chỗ khác nhau
2. Cách nhìn nhận về cuộc đời của “mẹ ông” đã làm cho “ông”:
A. Xác định được đúng “tấm bản đồ” của cuộc đời mình
B. Tin tưởng hơn vào quan điểm của mình
C. Mất niềm tin vào chính mình
D. Càng quyết tâm hơn trong việc tìm kiếm “tấm bản đồ” của mình
3. Câu chuyện của “ông” và “mẹ ông” được nêu trong đoạn trích nhằm thể hiện:
A. Sự nhìn nhận về cuộc đời của mỗi người không giống nhau.
B. Bố mẹ không thể tìm kiếm “tấm bản đồ” cho con cái của mình.
C. Trong mắt của “mẹ ông”, nhận thức của “ông” về cuộc sống rất ngây thơ.
D. Sự bế tắc của “ông” trong việc tìm kiếm “tấm bản đồ” của riêng mình.
4. "Không giống như người đàn ông trong câu chuyện ngụ ngôn ở trên, thậm chí ông còn không có một ngọn đèn đường nào để đứng cạnh mà tìm kiếm"
“Ngọn đèn đường” ở câu trên là một hình ảnh thuộc loại nào sau đây?
A. Tả thực
B. Ẩn dụ
C. So sánh
D. Hoán dụ
5. "Có lẽ cháu nghĩ rằng tấm bản đồ dẫn đường của ông sau đó đã rõ ràng hơn, khi ông đã trưởng thành. Nhưng không phải vậy đâu Sam à!" Ở hai câu trên, biện pháp (phép) liên kết nào được tác giả sử dụng?
A. Phép thế
B. Phép nối
C. Phép lặp
Bài tập 3. Đọc từ câu “Vượt qua tính chất huyền bí của câu chuyện ấy, “Hãy cầm lấy và đọc" trở thành lời mời gọi trân trọng người ta đọc một cuốn sách.” đến câu “Bạn hãy cầm lấy và đọc”, đó là lời sẻ chia của một người bạn muốn giới thiệu cho ta một cuốn sách hay.” trong văn bản
Hãy cầm lấy và đọc của Huỳnh Như Phương, SGK (tr. 61 - 62) và trả lời các câu hỏi:
1. Tác giả đã giải thích như thế nào về ý nghĩa của câu "Hãy cầm lấy và đọc?
2. Em có đồng tình với cách hiểu của tác giả về ý nghĩa của câu ”Hãy cầm lấy và đọc” không? Vì sao?
3. Tác giả đã dùng biện pháp gì để làm nổi bật vai trò của sách đối với con người? Em có tán thành với quan điểm của tác giả thể hiện ở biện pháp ấy không? Vì sao?
4. Biện pháp liên kết nào được tác giả sử dụng ở các câu sau?
(1) “Em hãy cầm lấy và đọc, đó là lời nói tin cậy của thầy giáo khi trao cho học trò một cuốn sách quý. (2) “Con hãy cầm lấy và đọc”, đó là câu nói thân thương của người cha, người mẹ khi đưa cho con món quà có ý nghĩa nhất. (3) “Bạn hãy cầm lấy và đọc, đó là lời sẻ chia của một người bạn muốn giới thiệu cho ta một cuốn sách hay.
Bài tập 4: Đọc từ câu “Không phủ nhận vai trò ngày càng tăng của các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại, chúng ta vẫn thấy rằng đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người." đến câu "Nhờ đọc sách mà ta hiểu đời, hiểu người và hiểu chính mình." trong văn bản y? Hãy cầm lấy và đọc của Huỳnh Như Phương, SGK (tr. 62) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
1. Ở đoạn trích, tác giả đã tập trung vào việc:
A. Trình bày cảm xúc của mình về vấn sách
B. Bàn về vai trò, ý nghĩa của việc đọc sách
C. Hướng dẫn cách đọc sách
D. Kể về việc đọc sách của bản thân
2. "Không phủ nhận vai trò ngày càng tăng của các phương tiện nghe nhìn thế giới hiện đại, chúng ta vẫn thấy rằng đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người. ”Điều được tác giả khẳng định ở câu trên là:
A. Các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại không quan trọng bằng sách.
B. Sách không quan trọng bằng các phương tiện nghe nhìn trong thế c hiện đại.
C. Sách đã bị thay thế bởi các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại
D. Dù các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại ngày càng phát tri sách vẫn có vai trò của nó.
3. Từ “chữ” liên tục được lặp lại ở các câu trong đoạn trích có tác dụng:
A. Thể hiện ấn tượng của người viết về sách
B. Nhắc nhở để mọi người có thói quen đọc sách
C. Nêu những khả năng kì diệu của sách
D. Nhấn mạnh sự phong phú của các loại sách
4. "Đọc sách là đọc tha nhân và đọc chính bản thân ta. Nhờ đọc sách mà ta hiểu đời hiểu người và hiểu chính mình"
Quan hệ giữa hai câu trên là:
A. Câu trước chỉ kết quả, câu sau chỉ nguyên nhân.
B. Câu trước là điều kiện để dẫn đến kết luận ở câu sau.
C. Câu trước chỉ là một phần nội dung của câu sau.
D. Câu sau chỉ là một phần nội dung của câu trước.
5. "(1) Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hoá của một dân tộc, mang hồi thiêng của đất nước. (2) Chữ kích thích trí tưởng tượng của người đọc, không b cố định hoá trong một khuôn khổ, hình thể nào."
Ở hai câu trên, tác giả đã dùng phép liên kết nào?
A. Phép női
B. Phép lặp
C. Phép thế
Bài tập 5. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Chúng ta cần gì trong cuộc đời này? Hạnh phúc và sự an toàn – đúng thế Nhưng cảm giác an toàn mà chúng ta khao khát không do cái chúng ta kiếm được quyết định. Nếu chúng ta có thể mua một căn nhà to hay những chiếc hơi đắt tiền, chúng ta có thể có được cảm giác về sự an toàn – nhưng thật ra,ở nơi làm việc, chúng ta có thể cảm thấy mình giỏi giang. Nhưng hạnh phúc không phải chỉ chứa đựng trong những thứ đơn giản như vậy.
Cảm giác an toàn thật sự chỉ đến khi ta hài lòng với chính bản thân mình. Nó chính là “sản phẩm phụ” của một cách sống năng động, lạc quan, tràn đầy sức sống.
Tất cả những suy nghĩ trên xuất hiện trong đầu ông ngay trong buổi lễ tốt nghiệp. Ông nhìn sang những người cha, người mẹ đã đến tham dự ngày lễ trọng đại của con mình và bảo rằng họ đã hoàn thành rất tốt trách nhiệm của bản thân. Phần thưởng của họ chính là những khuôn mặt sáng láng đang ngồi trước mặt họ.
(Đa-ni-en Gốt-li-ép, Những bức thư gửi cháu Sam, Thông điệp cuộc sống, Minh Trâm – Hoa Phượng – Ngọc Hân dịch, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2012, tr. 136 – 137)
1. Vấn đề gì được tác giả nêu lên để bàn luận trong đoạn trích? 2. Tác giả cho rằng, “hạnh phúc thật sự” của con người không phải ở việc mua được căn nhà to hay xe hơi đắt tiền; không phải ở sự giỏi giang hay được trọng vọng nơi làm việc. Vậy, theo tác giả, hạnh phúc thật sự mà con người đạt được là gì?
3. "Nếu chúng ta học giỏi ở trường, hay được trọng vọng ở nơi làm việc, chúng ta có thể cảm thấy mình giỏi giang. Nhưng hạnh phúc không phải chỉ chứa đựng trong những thứ đơn giản như vậy."
Ở hai câu trên, người viết sử dụng lí lẽ hay bằng chứng? Dựa vào đâu em xác định như vậy?
4. Trong đoạn trích, người viết đã sử dụng những bằng chứng nào? Các bằng chứng đó được dùng để làm sáng tỏ điều gì?
5. "Cảm giác an toàn thật sự chỉ đến khi ta hài lòng với chính bản thân mình. Nó chính là “sản phẩm phụ” của một cách sống năng động, lạc quan, tràn đầy sức sống."
Hãy chỉ ra từ ngữ được dùng để liên kết hai câu trên với nhau.
Bài tập 6. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Trong cuộc đời, chúng ta luôn gặp những hoàn cảnh, tình huống bắt buộc phải đưa ra những phán đoán, quyết định. Trong công việc cũng như trong đờisống gia đình, chúng ta phải lựa chọn và quyết đoán hết việc này đến việc khác trong nhiều tình huống, hoàn cảnh khác nhau. Có thể nói cuộc sống chính là quá trình tích tụ những suy nghĩ, phán đoán. Thực tiễn là một chuỗi liên hoàn quyết định của con người.
Nói cách khác, cuộc đời hiện tại của chúng ta chính là kết quả của các quyết định mà chúng ta lựa chọn. Tương lai là do sự lựa chọn của chúng ta từ bây giờ Vấn đề là chúng ta có hay không có những nguyên lí, nguyên tắc làm nền cho những quyết định và sự lựa chọn đó. Chính nguyên lí, nguyên tắc sẽ làm thay đổi hẳn cách thức sống và hành động của chúng ta.
Lựa chọn mà thiếu kim chỉ nam chẳng khác nào người đi biển không có hải đồ hành động không dựa vào nền tảng triết lí chẳng khác nào dò dẫm trên con đường tối tăm không có ánh sáng. Nếu bạn cảm thấy triết lí hay triết học là khó hiểu thì có thể thay đổi cách gọi. Ví dụ như nhân sinh quan, quan điểm đạo đức hoặc lối sống, cách nào cũng được. Tất cả chỉ là nền tảng tinh thần có tác dụng đưa bạn trở lại điểm xuất phát khi lạc lối lầm đường.
(I-na-mô-ri Ca-giu-ô (Inamori Kazuo), Cách sống, Phạm Hữu Lợi dịch, NXB Lao động, Hà Nội, 2020, tr. 85 – 86)
1. Những từ nào quan trọng nhất đối với việc thể hiện chủ đề của đoạn trích?
2. Hãy viết một câu tóm lược nội dung đoạn trích.
3. “Tương lai là do sự lựa chọn của chúng ta từ bây giờ." – câu này có nghĩa như thế nào?
4. Theo tác giả, có thể thay từ triết lí, triết học trong đoạn trích bằng những từ ngữ nào? Câu nào gợi ý cho người đọc về ý nghĩa chung của tất cả các từ ngữ đó?
5. Em rút ra được nhận thức gì cho bản thân từ việc đọc đoạn trích?
Bài tập 7. Đọc đoạn trích sau đây và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
Giá trị sống chính là những quy tắc hoặc phẩm chất mà ta xem trọng. Chúng đại diện cho những gì ta ưu tiên hàng đầu và là niềm tin vững chắc ta mang theo – những điều thật sự quan trọng đối với ta. Giá trị sống giống như chiếc“la bàn đạo đức”. Cũng giống như mọi chiếc la bàn khác, nó giúp chúng ta xác định phương hướng trong cuộc sống. Và quan trọng nhất, các giá trị đưa ra những quy tắc, lề lối cư xử mà ta thể hiện, đồng thời nó cũng là động lực thúc đẩy đằng sau mọi hành động, hành vi và quyết định ta thực hiện.
Ai cũng mang những giá trị của riêng mình, dù ta có ý thức được điều đó hay không. Chúng ta cóp nhặt những giá trị đó từ cha mẹ, thầy cô, những người đi trước, niềm tin tôn giáo và những đối tượng khác trong cuộc sống có sức ảnh hưởng đến ta. Ngoài ra, những giá trị ấy còn đến từ môi trường sống – những quyển sách ta đọc, các chương trình truyền hình ta xem, và cách ta tiếp cận các phương tiện truyền thông đại chúng.
Các giá trị ta mang theo bên người còn được định hình từ những trải nghiệm của chính bản thân ta. Mỗi một trải nghiệm, dù tích cực hay tiêu cực, đều mang đến cơ hội học hỏi và trưởng thành. Dần dà qua thời gian, những trải nghiệm đó cũng góp phần tạo nên các giá trị sống của ta.
(Brai-ơn E. Ba-tét-xơ (Brian E. Bartes), Bài học cuộc sống, Uông Xuân Vy – Vi Thảo Nguyên dịch, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2014, tr. 36 – 37)
1. Từ ngữ nào quan trọng nhất, giúp em hiểu được nội dung của đoạn trích?
A. Trải nghiệm
B. Trưởng thành
C. Giá trị sống
D. Niềm tin
2. Câu nào sau đây không thuộc ý nghĩa hình ảnh “chiếc la bàn đạo đức” được người viết sử dụng trong đoạn trích?
A. Nó (la bàn đạo đức) giúp chúng ta xác định phương hướng trong cuộc sống.
B. Nó là các giá trị đưa ra những quy tắc, lề lối cư xử mà ta thể hiện.
C. Nó là thành quả ta đạt được trong hành động.
D. Nó là động lực thúc đẩy mọi hành động, hành vi, quyết định.
3. Giá trị sống mà con người có được không đến từ nguồn nào sau đây?
A. Từ môi trường tự nhiên (khí hậu, sinh thái,...)
B. Từ cha mẹ, thầy cô, những người đi trước, niềm tin tôn giáo và những đối tượng khác trong cuộc sống.
C. C. Từ môi trường sống (những quyển sách, các chương trình truyền hình, các phương tiện truyền thông đại chúng)
D. Từ những trải nghiệm của bản thân 4. "Ai cũng mang những giá trị của riêng mình, dù ta có ý thức được điều đó hay không" Câu trên khẳng định giá trị sống gắn với đối tượng nào sau đây?
A. Con người có đạo đức
B. Cá nhân mỗi người
C. Con người có vị trí trong xã hội
D. Con người có khả năng đặc biệt
5. “Giá trị sống chính là những quy tắc hoặc phẩm chất mà ta xem trọng.” Nội dung của câu trên là:
A. Xác định nguồn gốc của giá trị sống
B. Nói về vai trò của giá trị sống
C. Nói về ý nghĩa của giá trị sống đối với con người
D. Giải thích ý nghĩa của cụm từ giá trị sống
Bài tập 8. Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:
Người xưa dạy: Hãy tự biết mình. Nhưng liệu mỗi người có tự biết về mình một cách đầy đủ không? Dân gian có câu: “Cọc đèn tối chân, có nghĩa, tự ta không biết hết những hay dở của bản thân. Bởi vậy, rất cần soi mình trong mắt người khác. Làm sao biết được người khác nhìn nhận như thế nào về ta? Kinh nghiệm cho hay, người khác chưa hẳn chú ý ưu điểm của ta để khen ngợi, biểu dương, mà thường soi kĩ những thiếu sót, nhược điểm của ta để góp ý (nếu chân tình) hoặc giễu cợt (nếu thiếu thiện cảm). Khi hình dung rằng, trong mắt người khác, hình ảnh ta chưa tốt đẹp thì cần dũng cảm mà nhận rằng, đó có thể là sự thật. Trong cuộc sống, ai cũng có ưu điểm, khuyết điểm. Ưu điểm thường được phô ra, khuyết điểm hay bị che đậy. Có những cái xấu của ta, người ngoài thấy rõ hơn bản thân ta. Hiểu được như vậy, ta sẽ không phớt lờ sự nhìn nhận của người ngoài, ngược lại, nhờ đó tìm cách khắc phục những điểm yếu của mình để ngày càng hoàn thiện mình hơn.
(Theo Phan Huy Dũng (Chủ biên), Để làm tốt bài thi môn Ngữ văn kì thi trung học phổ thông quốc gia – phần nghị luận xã hội, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 87)
1. Vấn đề gì được bàn bạc trong đoạn văn? Những từ ngữ nào được sử dụng tập trung nhằm thể hiện rõ điều đó?
2. Rất cần soi mình trong mắt người khác - em hiểu câu này như thế nào? 3. Theo tác giả, người khác thường chú ý mặt nào khi nhìn nhận về ta? Sự chú ý
đó thường nhằm mục đích gì? 4. Cần có thái độ như thế nào khi hình dung rằng trong mắt người khác, hình ảnh của ta chưa tốt đẹp? Vì sao cần có thái độ như vậy?
5. Ở đoạn văn này, người viết chủ yếu dùng lí lẽ hay bằng chứng để bàn luận về vấn đề? Dựa vào đâu em khẳng định điều ấy?
6. Hãy chỉ ra hai câu liên kết với nhau bằng phép nối ở đoạn văn.
Bài tập 9. Đọc từ câu “Em biết không, còn có một con đường gắn chặt với số phận mỗi người." đến câu “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông." trong văn bản Câu chuyện về con đường của Đoàn Công Lê Huy, SGK (tr. 75) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
1. Dựa vào một số từ ngữ quan trọng để xác định vấn đề được tác giả tập trung bàn luận trong đoạn trích.
2. Theo tác giả, “đường đời” của mỗi người khác gì với con đường mà mọi người
đi lại hằng ngày?
3. Trải nghiệm có vai trò như thế nào trên đường đời của mỗi người?
4. Vì sao chúng ta không thể trả lời được các câu hỏi: "Sau này mình sẽ là ai? Những gì đang chờ đợi mình phía trước?"
5. Em hiểu thế nào về câu: “Mỗi người phải tự “thi công” đường đời của chính
mình, “vật liệu” là sức lực, trí tuệ và ý chí của bản thân.”? Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ ý nghĩa của câu đó?
6. Câu “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.” của nhà văn Nguyễn Bá Học được tác giả dẫn ra ở đoạn trích nhằm mục đích gì?