1. Cần có cách ứng xử phù hợp khi biết được người khác nhìn nhận như thế nào về bản thân ta – đó là vấn đề được bàn luận trong đoạn văn này. Để thể hiện rõ vấn đề, người viết đã sử dụng các từ ngữ: rất cần soi mình trong mắt người khác, người khác nhìn nhận như thế nào về ta, người khác... thường soi kĩ những thiếu sót, nhược điểm của ta, sự nhìn nhận của người ngoài,..

2. Rất cần soi mình trong mắt người khác có nghĩa là phải cố gắng để biết người khác nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá như thế nào về bản thân ta.

3. Theo tác giả, người khác ít chú ý ưu điểm, mà thường soi kĩ những nhược điểm, thiếu sót của ta. Sự chú ý này có hai mục đích khác nhau. Người chân tình thì soi để góp ý về những thiếu sót của ta; người thiếu thiện cảm thì soi nhằm giễu cợt những nhược điểm của ta.

4. Biết được trong mắt người khác, hình ảnh mình chưa tốt đẹp, bản thân ta cần có thái độ cầu thị. Phải chân thành, dũng cảm mà nhận rằng những điểm yếu của ta có là thật, vì thực tế, nhiều lúc ta không thể tự biết mình, mà nhờ có cái nhìn của người ngoài, ta mới nhận ra được những khuyết điểm mà cố gắng hoàn thiện.

5. Ở đoạn vấn này, người viết chủ yếu dùng lí lẽ để bàn luận về vấn đề. Điều này thể hiện ở chỗ: người viết tập trung diễn giải rõ ràng từng khía cạnh của vấn đề bằng cách đặt ra câu hỏi để tự trả lời chứ không dẫn ra các nhân vật, sự kiện có thật là từ đời sống làm bằng chứng. 

6. Số chỗ trong đoạn văn. Chẳng hạn nhưng là từ nối được dùng để liên kết hai câu: “Người xưa dạy: Hãy tự biết mình. Nhưng liệu mỗi người có tự biết về mình một cách đầy đủ không?”. Hoặc từ nối bởi vậy dùng để liên kết hai câu: “Dân gian có câu: “Cọc đèn tối chân, có nghĩa, tự ta không biết hết những hay dở của bản thân. Bởi vậy, rất cần soi mình trong mắt người khác.