TỰ HÀO TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

Câu 1.Ghi lại những điều em sẽ chia sẻ với bạn về truyền thống tự hào của quê hương.

Gợi ý: Quê hương em từ xa xưa đã có truyền thống yêu nước và chống giặc ngoại xâm. Ông cha em cũng các chiến sĩ vô cùng dũng cảm, không màng hiểm nguy sẵn sàng chiến đấu với giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Em rất biết ơn ông cha em và những người chiến sĩ, em muốn học tập thật tốt để có thể noi gương ông cha, làm những điều tốt đẹp cho mọi người và cho Tổ quốc.

 

Câu 2. Hãy kể những hoạt động truyền thống của địa phương mà em muốn tìm hiểu hoặc tham gia nhưng chưa sắp xếp được. 

Trả lời: 

1.Lễ Hội Bà Chúa Kho. 

2. Lễ Hội Đền Hùng. ... 

3. Lễ Hội Đền Gióng.

Vì sao em muốn tìm hiểu hoặc tham gia các hoạt động truyền thống đó? 

Trả lời: Vì em theo dõi trên các tin tức truyền thông thấy các lễ hội rất đặc sắc và giàu bản sắc.

Câu 3. Điền nội dung thích hợp vào kế hoạch tìm hiểu hoặc tham gia một hoạt động truyền thống của địa phương dưới đây:

1. Tên hoạt động truyền thống của địa phương.:..Hội Gióng

2. Người cùng tìm hiểu/ tham gia: ban Linh

3. Thời gian tìm hiểu/ tham gia: ngày....

4. Điều kiện tìm hiểu/ tham gia:Ngày....

5. Phương tiện/ công cụ cần có để tìm hiểu/ tham gia: Internet, dân địa phương

6. Kết quả mong đợi: nêu rõ thông tin và ý nghĩa lễ hội.

Câu 4. Trình bày sản phẩm em và các bạn đã thiết kế để giới thiệu truyền thống tự hào của địa phương.

– Tên truyền thống: Hội Gióng

– Lịch sử ra đời: bắt đầu tổ chức từ khoảng thế kỷ XI, vào đời Vua Lý Thái Tổ. Lý Công Uẩn sau khi sáng lập ra Triều Lý, thường đến đền thờ Thánh Gióng ở làng Phù Đổng dâng hương cầu xin thần cho biết vận mệnh đất nước.

- Ý nghĩa của truyền thống: để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

– Nhân vật hoặc sự kiện gắn với truyền thống đó: Thành Gióng

– Người dân địa phương đã làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống đó? Tổ chức đều đặn hàng năm và kéo dài suốt vài ngày.

– Những nét nổi bật, đặc trưng của truyền thống: là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

– Các hoạt động của người dân địa phương gắn với truyền thống: nghi lễ cúng bái, thi vật, rước kiệu,...

– Trách nhiệm của em trong việc góp phần bảo tồn, phát huy truyền thống của địa phương: gìn giữ và tuyên truyền ca ngợi quảng bá.

Câu 5. Hãy mô tả cách thức em đã thực hiện khi giới thiệu truyền thống của địa phương và nêu kết quả đạt được