BÀI 1: VƯỢT QUA KHÓ KHĂN 

Bài tập 1. Kể về một tấm gương vượt khó mà em biết bằng cách điền các thông tin phù hợp vào chỗ trống dưới đây:

- Tên nhân vật: Nguyễn Văn Duy

- Địa chỉ: Thanh Hóa 

- Khó khăn mà nhân vật này gặp phải: Khi chưa tròn 8 tháng tuổi, Duy bị sốt cao, lên cơn co giật rồi biến chứng sang teo cơ, dần dần bị liệt nửa người bên trái. 

- Nguyên nhân khiến nhân vật này gặp khó khăn:  Nửa người bên trái của em đã bị liệt hoàn toàn, chân và tay phải cũng yếu đi.

Buổi đầu đến lớp, Duy gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại, những ánh mắt tò mò, cười cợt của bạn bè khiến em bị tổn thương. Việc đi học và sinh hoạt của em cũng không dễ dàng. Tay em không cầm được ô hay tự lái chiếc xe lăn đi học nên phải nhờ đến bố mẹ. 

- Các hành động nhân vật này đã thực hiện để vượt qua khó khăn: luôn tự nhủ với bản thân “mình không đứng được thì phải học được, chỉ có học mới khẳng định được bản thân, thay đổi số phận và không muốn là gánh nặng của gia đình, xã hội”.

- Kết quả, thành công nhân vật này đạt được khi vượt qua khó khăn: .Vượt qua sự nghiệt ngã của số phận với nửa người bị liệt, Duy trở thành một sinh viên khoa Công nghệ thông tin và truyền thông của trường ĐH Hồng Đức. Năm 2009, em được nhận bằng khen của Hội Bảo trợ người khuyết tật tỉnh Thanh Hóa trong chương trình “Biểu dương những tấm gương có hoàn cảnh khó khăn trong học tập – lao động – sản xuất giỏi”. Duy còn được nhận quà của UBND tỉnh Thanh Hóa trong chương trình “Những tấm lòng nhân ái’ dành cho người khuyết tật vượt lên số phận”.

- Nếu gặp khó khăn này, em sẽ vượt qua bằng cách nào?

Em sẽ tự nhủ bản thân cố gắng vươn lên vì ngoài kia còn nhiều trường hơp khó khăn hơn mà họ vẫn cố gắng.

Bài tập 2. Khi gặp một bài tập khó, em sẽ làm thế nào? (Đánh dấu X vào những phương án em chọn)

a) Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được

b) Nhờ bạn giảng giải để tự làm

c) Chép luôn bài của bạn

d) Nhờ người khác làm hộ

đ) Hỏi thầy, cô giáo

e) Bỏ qua, không làm

 Đáp án: a, b, đ.

Bài tập 3. Hãy đề xuất cách thức giải quyết khó khăn của bạn trong mỗi tình huống dưới đây:

Tình huống 1. Bạn Hoa bị ốm, phải nghỉ học nhiều ngày.

 Đáp án:  Hoa nhờ các bạn trong lớp chép bài và giảng lại những bài học khó để hiểu bài. Bản thân Hoa sẽ tích cực chữa bệnh cho chóng khỏi. Khi khỏi bệnh, Hoa cần lập kế hoạch học tập và thực hiện theo kế hoạch đó để không bị rỗng kiến thức.

Tình huống 2. Bạn Nam là một thành viên mới chuyển đến học lớp em. Nam rất muốn cùng các bạn trong lớp nói chuyện và vui đùa, nhưng lại thấy ngượng ngùng vì chưa biết bắt đầu như thế nào.

 Đáp án:  Nếu là Nam, em sẽ cố gắng vượt qua nỗi e ngại của chính mình, n mạnh dạn trò chuyện, chia sẻ những vướng mắc, khó khăn với các bạn mà em tin cậy. Có thể nhờ các bạn chỉ cho cách tháo gỡ khó khăn hoặc hỗ trợ khi cần thiết.

Tình huống 3. Gần đây, bạn Hưng ở lớp em có biểu hiện chán nản, chểnh mảng việc học, thỉnh thoảng tỏ ra bất cần do bố mẹ Hưng vừa li hôn

Đáp án:  Hưng nên suy nghĩ tích cực và tham gia vào các hoạt động ở lớp. Có thể tâm sự, chia sẻ với bạn thân, những người bạn tin cậy hoặc thầy cô giáo để vơi bớt nỗi buồn và nhận được những lời khuyên chân thành

Bài tập 4. Hãy ghi lại nội dung kế hoạch vượt qua một khó khăn cụ thể của bản thân bằng cách điền thông tin vào chỗ trống dưới đây: 

- Khó khăn bản thân cần vượt qua mặt sau

– Biện pháp thực hiện:

– Thời gian cần thiết để vượt qua: 

- Người/ phương tiện hỗ trợ em vượt qua khó khăn (nếu cần):

– Kết quả dự kiến:

Bài tập 5. Hãy liệt kê những việc em đã làm, chưa làm và những việc cần làm để vượt qua một khó khăn của bản thân bằng cách điền nội dung phù hợp vào sơ đồ tư duy dưới đây:

Bài tập 6. Ghi lại kết quả sưu tầm những tấm gương vượt qua khó khăn ở lớp/ trường/ địa phương và những bài học kinh nghiệm em rút ra được qua những tấm gương vượt khó đógiải sbthoạt động trải nghiệm 7 sách mới, giải sbt HĐTN 7 kết nối,