Hướng dẫn giải bài 7: Chạm khắc đình làng Việt Nam trang 48 sgk mĩ thuật Đan Mạch lớp 9. Đây là sách giáo khoa vận dụng phương pháp mới trong dạy học Mĩ thuật do vương quốc Đan Mạch hỗ trợ. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
1. Mô phỏng lại hình ảnh chạm khắc trong đình làng
1.1. Mô phỏng
Quan sát các hình ảnh chạm khắc đình làng trong Hình 7.1 lựa chọn một hình ảnh để mô phỏng theo trình tự sau:
+ Vẽ lại hình ảnh trên phù điêu bằng bút chì từ hình ảnh mảng khái quát đến chi tiết
+ Vẽ màu theo cảm nhận cá nhân
1.2. Nhận xét
Trưng bày bài vẽ, thảo luận về nội dung đề tài, hoạt động của các nhân vật trong bài vẽ:
+ Hình ảnh thể hiện hoạt động gì?
+ Hình ảnh nãy diễn ra ở đâu, trong dịp nào?
+ Hình ảnh chính, phụ trong bài là gì?
2. Tìm hiểu sơ lược về chạm khắc và kiến trúc đình làng
2.1. Chạm khắc đình làng
So sánh bài vẽ từ hoạt động trước với hình ảnh mẫu, quan sát kĩ lại hình ảnh các tác phẩm chạm khắc trong Hình 7.1, thảo luận:
+ Các tác phẩm thể hiện những nội dung gì?
+ Các nhân vật trong đó là những ai? Đang thực hiện họa động gì?
+ Các tác phẩm chạm khắc này có xuất sứ từ công trình kiến trúc cổ nào? Nó thuộc bộ phận nào của công trình kiến trúc đó?
+ Em đã từng nhìn thấy các tác phẩm này ở đâu?
+ Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của các tác phẩm chạm khắc.
2.2. Kiến trúc đình làng
- Nắm được một số kiến thức sơ lược về đình làng.