So sánh bài vẽ từ hoạt động trước với hình ảnh mẫu, quan sát kĩ lại hình ảnh các tác phẩm chạm khắc trong Hình 7.1, thảo luận:.

2.1. Chạm khắc đình làng

Các tác phẩm trong Hình 7.1:

  • Đề tài: đấu khiên, hát chèo, đi săn thú, nam nữ tự tình, uống rượu,...hay các trò chơi dân gian như đấu vật, chọi gà, đá cầu,... ở các đình làng Việt Nam.
  • Thể kỷ XVI, XVII là thời kỳ chạm khắc trang trí phát triển rất mạnh nên các đình làng được chú ý trang trí nhiều bởi những tác phẩm chạm khắc tinh xảo, công phu.
  • Chạm khắc trong đình làng Việt Nam được coi là đỉnh cao của nghệ thuật chạm khắc dân gian, có giá trị như một kho tàng chứa đựng bức tranh toàn cảnh về đời sống nông thông Việt Nam và tạo nên giá trị nghệ thuật độc đáo của kiến trúc đình làng.

2.2. Kiến trúc đình làng

- Một số kiến thức sơ lược về đình làng:

  • Đình là một công trình kiến trúc cổ của làng quê vùng Bắc Bộ Việt Nam, được xây dựng và phát triển mạnh nhất trong khoảng giữa thế kỷ XVI đến XVII. Đình là nơi thờ Thành hoàng của làng, nơi hội họp, thờ cúng và gắn kết người dân trong làng xã.
  • Đình thường được xây dựng ở trung tâm làng hoặc đầu làng, nơi thoáng đãng. Trước đình, thường có giếng nước hoặc ao, hồ để rại phong thủy âm dương hòa hợp.
  • Đình làng to, rộng thường được dựng bằng gỗ lim. Cột đình tròn, to, thẳng, được đặt trên những tảng đá lớn. Đình làng cổ thường có sàn gỗ cao khoảng 0.7m tường xây bằng gạch, ngòi đình lợp mái mũi hài, sân đình thường được lát gạch.
  • Đình có không gian mở, gắn với cảnh quan bên ngoài. Gian giữa thường kéo dài về sau gọi là chuôi vồ nên đình làng thường có hình chữ đinh.
  • Mái đình thường xòe rộng và chiếm 2/3 chiều cao của đình. Bờ nóc thường đắp đôi rồng chầu Mặt Trăng hoặc Mặt Trời. Bốn góc mái đình là những đầu đao uốn cong mềm mại vút lên hư hình cánh diều tạo vẻ nhẹ nhàng, bay bổng cho đình. Kiến trúc đình còn có cổng tam quan - là bốn trụ đứng lộ thiên phía trước đình. Trang trí trên cổng tam quan thường là hình linh vật như tượng long, phượng, kỳ lân,..