Bài tập thực hành tiếng việt 5 tập 2. Nội dung bài học bao gồm các bài tập bổ trợ, nhằm giúp các em nắm chắc và hiểu kĩ nội dung bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5. Hy vọng, các bài thực hành sẽ giúp các em học tốt hơn môn Tiếng Việt và đạt được kết quả cao..

1.a) Gạch dưới từ ngữ chỉ nhân vật Nguyễn Bỉnh khiêm trong đoạn văn sau :

 Nguyễn Bỉnh Khiêm tên húy là Văn Đạt, sinh năm Tân Hợi (1491). Ngay từ khi còn nhỏ, ông thông minh, sáng dạ nên được thầy rất khen ngợi. Năm 43 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm mới đi thi, đỗ ngay Giải nguyên, năm sau đó ông đỗ Trạng nguyên. Trạng Trình làm quan cho nhà Mạc được tám năm, thấy triều đình lắm kẻ gian thần, đục khoét, ông dâng sớ chém mười tám kẻ gian thần. Vua Mạc không nghe. Ông trả lại mũ áo, cáo quan về mở trường dạy học, lấy hiệu Bạch Vân Cư sĩ. Tuy về quê ẩn dật, vị cư sĩ này vẫn đem hết tâm huyết và tài trí truyền cho học trò. Ông mong họ sẽ giúp đời cứu nước.

Theo Bách khoa tri thức phổ thông

1b. Những từ ngữ thay thế đó có tác dụng gì ?

2. Hãy thay thế những từ ngữ bị lặp lại ở câu sau (được in nghiêng) bằng những từ ngữ thích hợp để đảm bảo liên kết câu mà không phải lặp.

 Đinh Bộ Lĩnh là người Hoa Lư, Ninh Bình. Khi còn nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh (1) thường đi chăn trâu, bắt lũ trẻ phải khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận giả đánh nhau. Lớn lên, nhờ thông minh, có khí phách và có tài thao lược, Đinh Bộ Lĩnh (2) đã chiêu mộ hào kiệt để dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh (3) lên ngôi, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng Đế, đặt tên nước là Đại cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Năm 979, Đinh Bộ Lĩnh (4) mất. Đinh Bộ Lĩnh (5) làm vua được 11 năm, thọ 56 tuổi.

Theo Bách khoa tri thức phổ thông

(1) ………………………………

(2) ………………………………

(3) ………………………………

(4) ………………………………

(5) ………………………………       

B. Bài tập và hướng dẫn giải