Bài tập thực hành tiếng việt 5 tập 2. Nội dung bài học bao gồm các bài tập bổ trợ, nhằm giúp các em nắm chắc và hiểu kĩ nội dung bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5. Hy vọng, các bài thực hành sẽ giúp các em học tốt hơn môn Tiếng Việt và đạt được kết quả cao..
1. Đọc đoạn trích sau của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nói về cảnh Trần Quốc Toản ra quân :
Sáng hôm ấy, Trần Quốc Toản dạy sớm từ biệt mẹ già :
– Con đi phen này thề sống chết với giặc. Bao giờ đất nước được yên, con mới trở về…
Bà mẹ nói :
– Con đi vì nước nên mẹ chẳng giữ. Mẹ chỉ có một mình con. Mẹ mong con chóng thắng giặc trở về để mẹ con ta sớm được sum họp.
Quốc Toản lạy mẹ rồi bước ra sân. Trời vừa rạng sáng. Mình mặc áo đỏ, vai mang cung tên, lưng đeo thanh gươm báu, Quốc Toản ngồi trên con ngựa trắng phau. Theo tiếng hô xung trận của Quốc Toản, người tướng già và sáu trăm dũng sĩ nón nhọn, giáo dài hăm hở ra đi trong tiếng chiêng trống rập rình…
2. Dựa theo nội dung đoạn trích nói trên và gợi ý dưới đây, em hãy viết tiếp một số lời đối thoại thích hợp vào chỗ trống :
Trần Quốc Toản (Quần áo chỉnh tề, chắp tay nói lời từ biệt mẹ) : Con đi phen này thề sống chết với giặc ……………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
Bà mẹ (Đặt tay lên vai con, âu yếm nói) : ……………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
Trần Quốc Toản (Lạy và chào mẹ): Con xin ghi tạc lời mẹ dặn. Con cũng mong ngày chiến thắng trở về bên mẹ. Chào mẹ, con lên đường.
Bà mẹ : Chào con ! Chúc con đi mạnh giỏi.
Trần Quốc Toản (Ngồi trên con ngựa trắng phau, ra lệnh cho quân sĩ) : …..
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
Người lính già và các dũng sĩ : (Hô to theo lệnh của Trần Quốc Toản) ……..
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
(Tiếng chiêng trống rập rình, đoàn quân đi xa dần)