Giải bài tập 1 trang 52 sách TBĐ địa lí 7.

Dựa vào lược đồ ta thấy:

Các nước ở khu vực Đông Âu:

  • Liên Bang Nga
  • Bêlarut
  • Ucraina
  • Extônia
  • Latvia
  • Litva

Những nét chính về địa hình của khu vực Đông Âu:

  • Là một dải đồng bằng rộng lớn, chiếm ½ diện tích châu Âu.
  • Bề mặt địa hình có dạng lượn sóng, cao trung bình 100 - 200m.
  • Vùng ven biển phía Nam có dải đất thấp hơn mực nước đại dương tới 28m

Sự thay đổi của thảm thực vật từ Bắc xuống Nam của Đông Âu và giải thích sự phân bố:

Đi từ Bắc xuống Nam, ta thấy ở Đông Âu có các thảm thực vật:

Đồng rêu -> Rừng lá kim -> Rừng hỗn giao -> Rừng lá rộng -> Thảo nguyên -> Nửa hoang mạc

Sở dĩ có sự thay đổi đó là do:

  • Phía bắc do khí hậu lạnh quanh năm nên thực vật khó phát triển, chủ yếu là đồng rêu.
  • Tiến về phía nam, khí hậu dần ấm lên chịu tác động của khí hậu ôn đới lục địa nên có rừng lá kim và rừng hỗn giao.
  • Tiếp đến là rừng lá rộng, do khí hậu có ảnh hưởng của Đại Tây Dương.
  • Xuống phía nam có thảo nguyên và nửa hoang mạc phát triển trong điều kiện của khí hậu lục địa sâu sắc nhất (lượng mưa trong năm không quá 200mm, nhỏ hơn độ bốc hơi tới 5 - 6 lần).