Giải bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường - Sách giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Mở đầu
Theo em, những bạn học sinh trong bức tranh dưới đây có những hành vi nào chưa phù hợp? Vì sao?
Khám phá
1. Em hãy quan sát các bức tranh sau và thực hiện yêu cầu.
- Gọi tên các hành vi bạo lực học đường trong các bức tranh trên.
- Nêu các nguyên nhân của hành vi bạo lực học đường.
2. Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
- Theo em, hành vi của T có phải là bạo lực học đường không? Vì sao?
- Những biểu hiện nào của bạo lực học đường được đề cập trong câu chuyện trên?
- Bạo lực học đường gây ra những hậu quả gì cho N?
3. Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.
Người ở độ tuổi vị thành niên sẽ bị xử lí như thế nào khi gây ra bạo lực học đường?
4. Em hãy đưa ra những cách ứng xử phù hợp cho các tình huống sau.
Em sẽ làm gì, nếu là thành viên của đội thắng, thành viên của đội thua?
- Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn trong tình huống trên?
- Nếu là N, em sẽ làm gì?
Nếu là bạn thân của N và tình cờ biết chuyện, em sẽ làm gì?
Luyện tập
Câu 1. Em hãy tranh luận cùng bạn về những ý kiến sau:
a) Chế giễu bạn trên mạng xã hội hay qua tin nhắn không phải là bạo lực học đường.
b) Tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường là hành động cần được thực hiện quyết liệt.
c) Tuyên truyền, vận động phòng chống bạo lực học đường là nhiệm vụ của người lớn, không phải của học sinh.
d) Thông báo cho người thân và bạn bè biết mình bị bạo lực học đường là yếu đuối.
e) Để không bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường, cần thẳng thần từ chối các lời rủ rê và biết cách giữ bình tĩnh, tự chủ khi gặp các mâu thuẫn, xung đột.
f) Tham gia cổ vũ cho bạo lực học đường không vi phạm pháp luật vì không trực tiếp tham gia vào hành vi ấy.
Câu 2. Em hãy cùng bạn thảo luận để ứng phó các trường hợp sau:
a) Một anh học lớp trên, rủ em cùng “xử lí” một nhóm bạn khác đã “chơi trội” sau buổi thi văn nghệ toàn trường.
b) Trong lớp, em bị lôi kéo để tẩy chay một bạn khác giới vì bạn ấy có nhiều điểm khác biệt với mọi người (chiểu cao, cân nặng,...).
c) Trên đường đi học về, em bị một bạn cùng lớp chặn lại và doạ đánh do không chịu chỉ đáp án cho bạn khi làm bài kiểm tra.
d) Đã hai lần trong tuần này, một bạn ép em đưa tiền ăn sáng và hăm doạ: “Không được kể lại cho bất kì ai”.
Câu 3. Em hãy đọc và sắp xếp các hành động sau theo trình tự trước, trong và sau khi xảy ra bạo lực học đường.
a) Báo ngay cho người lớn để xử lí kịp thời tình huống mâu thuẫn mới phát sinh nhằm tránh xảy ra bạo lực học đường,
b) Bỏ chạy khỏi vị trí nguy hiểm có thể xảy ra bạo lực học đường, kêu cứu để thu hút sự chú ý của mọi người.
c) Hoà giải nhằm xử lí các mâu thuẫn học đường trên tinh thần dân chủ, tôn trọng.
d) Thành thật kể với người lớn những chuyện đáng tiếc có liên quan đến bạo lực học đường đã xảy ra để nhận được sự giúp đỡ.
e) Sử dụng một số thế võ tự vệ (nếu biết) để đảm bảo an toàn cho bản thân nhằm tránh bạo lực học đường.
f) Lập tức kiểm tra y tế nếu có những biểu hiện bất thường về cơ thể hoặc sức khoẻ (đau, nhức, bám,...) sau khi bị bạo lực học đường.
Câu 4. Em hãy kể lại một tình huống mâu thuẫn của bạn bè mà em từng chứng kiến, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhằm tạo môi trường học đường an toàn, lành mạnh.
Vận dụng
Câu 1. Em hãy thiết kế và trang trí thông điệp về phòng, chống bạo lực học đường bằng các hình thức: vẽ, xé dán tranh,... và trình bày cho cả lớp cùng xem.
Câu 2. Em hãy hợp tác cùng bạn để xây dựng kịch bản và sắm vai trước lớp một tiểu phẩm về phòng, chống bạo lực học đường.