Giải bài 7 Ôn tập cuối năm.

Mỗi một cách xếp 10 người thành hàng dọc là một phần tử của không gian mẫu.

\(\Rightarrow n(\Omega ) = 10!\)

a) Gọi \(E\) là biến cố “\(A\) và \(B\) đứng liền nhau”

Vì \(A\) và \(B\) đứng liền nhau nên ta xem \(A\) và \(B\) như một phần tử \(x\)

Số cách sắp xếp thành hàng dọc \(x\) và \(8\) người còn lại là \(9!\) (cách)

Mỗi hoán vị \(A\) và \(B\) cho nhau trong cùng một vị trí xếp hàng  ta có thêm \(2!\) cách xếp khác nhau.

\(\Rightarrow n(E) = 9!\,.\,2!\)

\(\Rightarrow P(E) = {{n(E)} \over {n(\Omega )}} = {{9!2!} \over {10!}} = {1 \over 5}=0,2\)

b) Gọi \(F\) là biến cố: “Trong hai người có một người đứng ở vị trí số \(1\) và người kia đứng ở vị trí cuối cùng”.

Số cách xếp \(A\) và \(B\) vào vị trí số \(1\) và vị trí cuối là \(2\) (cách)

Số cách xếp \( 8\) người còn lại vào \(8\) vị trí còn lại là \(8!\) (cách)

\(\Rightarrow n(F) = 2.8!\)

\(\Rightarrow P(F) = {{n(F)} \over {n(\Omega )}} = {{2.8!} \over {10!}} = {1 \over {45}}\)