Bài học này trình bày nội dung: Nitơ . Dựa vào cấu trúc SGK hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Online sẽ tóm tắt lại hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải các bài tập 1 cách chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn..
A - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Vị trí và cấu hình electron nguyên tử
- Nitơ nằm ở ô thứ 7, nhóm VA, chu kì 2.
- Cấu hình electron lớp ngoài cùng là 1s22s22p3.
=>Có 3e độc thân ở phân lớp 2p nên có thể tạo được ba liên kết cộng hóa trị với nguyên tử khác
- Phân tử nitơ có cấu tạo N ≡ N.
II. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- Ở điều kiện thường nitơ là khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí, hóa lỏng ở -1960C.
- Khí nitơ tan it trong nước và không duy trì sự cháy và sự hô hấp
- Trong tự nhiên, nitơ tồn tại ở dạng tự do ( trong không khí chiếm 80%) và hợp chất (NaNO3)
III.Tính chất hóa học
Trong các hợp chất nitơ có các số oxi hóa: -3 ; +1 ; +2 ; +3 ; +4 ; +5. Các mức số oxi hóa tùy thuộc vào các nguyên tố khác trong hợp chất.
=>Ni tơ có tính oxi hóa và tính khử
1.Tính oxi hóa ( N0 + 3e → N-3)
- Tác dụng với kim loại tạo thành nitrua kim loại. Ví dụ:
- Tác dụng với hiđro tạo ra khí amoniac:
2.Tính khử
Nitơ tác dụng với oxi trong từng điều kiện khác nhau thì nguyên tử nitơ có số oxi hóa khác nhau.
- Khoảng 3000oC:
- Điều kiện thường:
IV. Ứng dụng
- Nguyên tố nitơ là thành phần dinh dưỡng chính của thực vật.
- Trong công nghiệp: dùng để tổng hợp NH3, HNO3, phân đạm,…
V. Điều chế
Trong công nghiệp: Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Trong phòng thí nghiệm:
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1.(Trang 31/SGK)
Trình bày cấu tạo của phân tử N2. Vì sao ở điều kiện thường, nitơ là một chất trơ ? Ở điều kiện nào nitơ trở nên hoạt động hơn ?
Câu 2.(Trang 31/SGK)
Nitơ không duy trì sự hô hấp, nitơ có phải là khí độc không ?
Câu 3.(Trang 31/SGK)
a) Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là:
A. LiN3 và Al3N.
B. Li3N và AlN.
C. Li2N3 và Al2N3.
D. Li3N2 và Al3N2.
b) Viết phương trình hóa học của phản ứng tạo thành liti nitrua và nhôm nitrua khi cho liti và nhôm tác dụng trực tiếp với nitơ. Trong các phản ứng này nitơ là chất oxi hóa hay chất khử ?
Câu 4.(Trang 31/SGK)
Nguyên tố nitơ có số oxi hóa là bao nhiêu trong các hợp chất sau: NO, NO2, NH3, NH4Cl, N2O, N2O3, N2O5, Mg3N2 ?
Câu 5.(Trang 31/SGK)
Cần lấy bao nhiêu lít khí nitơ và khí hiđro để điều chế được 67,2 lít khí amoniac ? Biết rằng thể tích của các khí đều được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%.