Trắc nghiệm Online xin được chia sẻ với các bạn bài sự điện li của nước, pH, Chất chỉ thị axit - bazơ trong chương trình lớp 11. Hi vọng bài đăng này của chúng tôi sẽ giúp các bạn biết đánh giá độ axit , bazơ của dung dịch dựa vào độ pH và biết màu của một số chất chỉ thị trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau..

A - Kiến thức trọng tâm

I. Nư­ớc là chất điện li yếu

1. Sự điện li của nư­ớc

  • N­ước điện li rất yếu theo phư­ơng trình sau:


2. Tích số ion của nư­ớc

  • Vậy môi tr­ường trung tính là môi trường có:

               [H+] = [OH-]

  • Tại 250C, trong nư­ớc nguyên chất có:

      [H+] = [OH-] = 1,0.10-17 M.

  • Đặt: KH2O = [H+] . [OH-] = 1,0.10-17 . 1,0.10-17 = 1,0.10-14
  • KH2O đ­ược gọi tích số ion của n­ước.
  • Ở nhiệt độ xác định, tích số này là hằng số không những trong nư­ớc tinh khiết mà cả trong những dung dịch loãng khác nữa.

3. Ý nghĩa tích số ion của nư­ớc

a. Môi tr­ường axit

  • Khi cho axit HCl vào nư­ớc, nồng độ H+ tăng, mà tích số ion trong nước không đổi nên nồng độ OH- phải giảm.

Ví dụ: Hòa tan HCl vào nước để được  [H+] = 1,0.10-3M =>[OH-] = 1,0.10-11M

  • Vậy môi tr­ường axit là môi trư­ờng có:

         [H+]  > [OH-] hay [H+]  > 1,0.10-7M

b. Môi tr­ường kiềm

  • Khi cho NaOH vào nư­ớc, nồng độ OH- tăng, mà tích số ion trong nước không đổi nên nồng độ H+ phải giảm.
  • Vậy môi trư­ờng kiềm là môi trư­ờng có:

         [H+] < [OH-] hay [H+] < 1,0.10-7M

Kết luận:

  • Môi trư­ờng trung tính: [H+]  > 1,0.10-7M
  • Môi trư­ờng axit:   [H+]  < 1,0.10-7M
  • Môi tr­ường kiềm: [H+]  → 1,0.10-7M

II. Khái niệm pH, chất chỉ thị axit – bazơ

1. Khái niệm về pH

  • Để đánh giá độ kiềm, độ axit của dung dịch có thể dựa vào [H+].
  • Để tránh ghi giá trị [H+] với số mũ âm, ng­ười ta dùng gía trị pH với quy ư­ớc:

 pH = - lg[H+]  ;  [H+] = 10- pH

  • Ta có
    • pH = 7  môi tr­ường trung tính.
    • pH < 7 môi tr­ường axit.
    • pH > 7  môi trư­ờng kiềm.
  • Thang pH thường dùng có giá trị từ 1 đến 14.

2. Chất chỉ thị axit – bazơ

  • Chất chỉ thị axit – bazơ là chất có màu biến đổi phụ thuộc theo giá trị pH của dung dịch.
  • Khi trộn lẫn một số chất chỉ thị axit – bazơ có màu biến đổi kế tiếp nhau theo giá trị pH ta thu đ­ược chất chỉ thị vạn năng.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1. (Trang 14/SGK)

Tích số ion của nước là gì và bằng bao nhiêu ở 25oC?

Câu 2. (Trang 14/SGK)

Phát biểu các định nghĩa môi trường axit, trung tính và kiềm theo nồng độ H+ và pH.

Bài 3. (Trang 14/SGK)

Chất chỉ thị axit – bazơ là gì? Hãy cho biết màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.

Bài 4. (Trang 14/SGK) 

Một dung dịch có [OH] = 1,5.10-5. Môi trường của dung dịch này là

A. axit                        
B. trung tính
C. kiềm                       
D. không xác định được

Bài 5. (Trang 14/SGK)

Tính nồng độ H+, OH và pH của dung dịch HCl 0,10 M và dung dịch NaOH 0,010 M.

Bài 6. (Trang 14/SGK)

Trong dung dịch HCl 0,010M tích số ion của nước là:

A. [H+].[OH] > 1,0.10-14                    
B. [H+].[OH] = 1,0.10-14
C. [H+].[OH] < 1,0.10-14                    
D. Không xác định được.a