Để củng cố thêm kiến thức về gluxit, và rèn luyện kĩ năng thí nghiệm. Trắc nghiệm Online xin chia sẻ với các bạn bài: Thực hành: Tính chất của gluxit. Hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn..

Nội dung bài học gồm hai phần

  • Lý thuyết về tính chất của gluxit 
  • Giải các thí nghiệm SGK

A. Lý thuyết

1. Tính chất của glucozơ

  • Phản ứng tráng bạc

C6H12O + Ag2O →  2Ag + C6H12O7 (axit gluconic)

  • Phản ứng lên men rượu

C6H12O6   →(men rượu, to)  2C2H5OH + 2CO2

2. Tính chất của saccarozơ

  • Phản ứng thủy phân trong môi trường axit:

C12H22O11  +  H2O →(axit, to) C6H12O6     +    C6H12O6

Saccarozơ                                glucozơ              fructozơ

3. Tính chất của tinh bột và xenlulozơ

  • Phản ứng thủy phân

Phản ứng thủy phân trong dung dịch axit loãng, tinh bột và xenlulozơ bị thủy phân thành glucozơ

(-C6H12O5-)n         +    nH2O →(đk: axit, to)   C6H12O6 

  • Phản ứng với iot

Tinh bột tác dụng với iot tạo ra màu xanh đặc trưng.

B. Giải các thí nghiệm SGK

1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong dung dịch amoniac

Dụng cụ, hóa chất:

  • Dụng cụ: Ống nghiệm, giá thí nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn,...
  • Hóa chất: dung dịch bạc nitrat, dung dịch amoniac, dung dịch glucozơ.

Cách tiến hành:

  • Cho vài giọt dung dịch bạc nitrat vào dung dịch amoniac đựng trong ống nghiệp, lắc nhẹ.
  • Cho tiếp 1ml dung dịch glucozơ vào, lắc khẽ, rồi đun nóng nhẹ trên ngọn lửa (hoặc đặt vật vào cốc nước nóng)

Hiện tượng – giải thích:

  • Hiện tượng: Có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm.
  • Giải thích: Trong phản ứng này glucozơ bị oxi hóa thành axit gluconic C6H12O7.

C6H12O6 + Ag2O → C6H12O+ 2Ag

Ag2O thực chất là một hợp chất phức tạp của bạc → phản ứng tráng bạc dùng để nhận biết glucozơ.

2. Thí nghiệm 2: Phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột 

Dụng cụ, hóa chất:

  • Dụng cụ: Ống nghiệm, giá thí nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn,...
  • Hóa chất: dung dịch bạc nitrat, dung dịch amoniac, dung dich glucozơ, saccarozơ, hồ tinh bột loãng

Cách tiến hành:

  • Bước 1:Lấy 3 ống nghiếm chứa từ 1 - 2ml các dung dich glucozơ, saccarozơ, hồ tinh bột loãng.
  • Nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch iot vào ba dung dịch trong ba ống nghiệm.
  • Quan sát, để riêng dung dịch nhận biết được.
  • Bước  2: Lấy 2 ống nghiệm chứa 3 ml dd amoniac, 3 giọt dd bạc nitrat lắc mạnh. Cho vào mỗi ống nghiệm trên 3ml dung dịch đựng lọ tương ứng rồi ngâm ống nghiệm trong ống nước nóng.

Hiện tượng – giải thích:

  • Hiện tượng: 

Bước 1: Ở lọ nào xuất hiện màu xanh thì đó là tinh bột. Còn glucozơ và saccarozơ không có phản ứng xảy ra.

Bước 2: Ở lọ nào xuất hiện chất màu sáng bạc bám trên thành ống nghiệm thì đó là dung dịch glucozơ chất còn lại là saccarozơ.

  • Giải thích:

Bước 1: Iot làm xanh hồ tinh bột

Bước 2: Glucozo có phản ứng tráng gương, Ag2O trong NH3 oxi hóa glucozo thành axit gluconic và tạo tủa bạc bám trên thành ống nghiệm.

PTHH: C6H12O6. + Ag2O → C6H12O+ 2Ag.