Để củng cố mối quan hệ qua lại giữa các loại hợp chất vô cơ và kim loại, phi kim. Trắc nghiệm Online xin chia sẻ với các bạn bài: Ôn tập cuối năm - Phần 1. Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn..
- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. LÝ THUYẾT
PHẦN I: HÓA VÔ CƠ
1. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
2. Phản ứng hóa học thể hiện mối quan hệ
a) Kim loại ↔ Muối
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
b) Phi kim ↔ Muối
Na + Cl2 →(to) NaCl
2NaCl → 2Na + Cl2
c) Kim loại ↔ Oxit bazơ
2Cu + O2 →(to) 2CuO
CuO + H2 →(to) Cu + H2O
d) Phi kim ↔ Axit
H2 + Cl2 →(to) 2HCl
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
e) Oxit bazơ ↔ Muối
CaO + CO2 → CaCO3
CaCO3 →(to) CaO + CO2
g) Oxit axit ↔ Muối
SO2 + CaO → CaSO3
CaSO3 →(to) CaO + SO2
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Trang 167 - SGK hóa học 9
Hãy nhận biết từng cặp chất sau đậy bằng phương pháp hóa học.
a) Dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4.
b) Dung dịch HCl và dung dịch FeCl2.
c) Bột đá vôi CaCO3. Viết các phương trình phản ứng hóa học (nếu có).
Câu 2: Trang 167 - SGK hóa học 9
Có các chất sau: FeCl3, Fe2O3, Fe, Fe(OH)3, FeCl2. Hãy lập thành một dãy chuyển hóa và viết các phương trình hóa học. Ghi rõ điều kiện phản ứng.
Câu 3: Trang 167 - SGK hóa học 9
Có muối ăn và các chất cần thiết. Hãy nêu hai phương pháp điều chế khí clo. Viết các phương trình hóa học.
Câu 4: Trang 167 - SGK hóa học 9
Có các bình đựng khí riêng biệt: CO2, Cl2, CO, H2.
Hãy nhận biết mỗi khí trên bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học nếu có.
Câu 5: Trang 167 - SGK hóa học 9
Cho 4,8g hỗn hợp A gồm Fe, Al2O3 tác dụng với dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng kết thức, lọc lấy phần chất rắn không tan, rửa sạch bằng nước. sau đó cho phần chất rắn tác dụng với dung dịch HCl 1M thì còn lại 3,2g chất rắn màu đỏ.
a) Viết các phương trình hóa học
b) Tính thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp A ban đầu.